Thứ Năm, 27/08/2009 06:11

Nên tăng mức tín dụng lên trên 30%

Lãi suất cơ bản từ nay đến cuối năm nên giữ ổn định ở mức 7%/năm. Lạm phát có thể trở lại nhưng không đáng lo. Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM , ngày 26-8, tiến sĩ Cao Sĩ Kiêm, thành viên Hội đồng tư vấn tiền tệ quốc gia, nhấn mạnh: “Hiện doanh nghiệp (DN) đang rất thiếu vốn. Nếu mức tăng trưởng tín dụng 25%-27% vẫn được giữ như quy định hiện hành thì chắc chắn sẽ rất khó khăn cho các DN. Do vậy, Ngân hàng nhà nước nên xem xét tăng mức tín dụng năm nay lên trên 30% để đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất của DN”.

Thiếu vốn kinh doanh cuối năm

. Thưa ông, tại sao lại có đề xuất tăng mức tín dụng năm nay lên trên 30% thay vì 25%-27% như quy định hiện hành?

+ Mức hiện hành là quá thấp, không thể đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh những tháng cuối năm, vì đây là thời điểm gút để hoàn thành kế hoạch sản xuất của cả năm. Đặc biệt, đối với những DN đang có cơ hội phát triển nhưng thiếu vốn thì sẽ lại rất khó vực dậy.

Do vậy, tôi đề xuất mức tăng trưởng tín dụng phải nâng lên trên 30% để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng năm nay là 5%, đồng thời cần tạo điều kiện để các DN tiếp tục được hưởng ưu đãi lãi suất để duy trì sản xuất và phát triển. Khi nền kinh tế được khôi phục thì chúng ta phải thực hiện việc cho vay bình thường. Tuy nhiên, tôi lưu ý là lãi suất hiện hành đang ở mức 6%, nếu đột ngột tăng lên 10%, rồi 12%/năm thì không chỉ DN mà cả ngân hàng sẽ khó khăn chống đỡ.

. Theo ông, cần phải có sự điều chỉnh gì để giảm cơn sốc khi lãi suất trở lại bình thường?

+ Cần phải có những gói kích cầu tiếp hoặc là cách xử lý tiếp để “xuống thang” dần, giúp DN thích nghi và ổn định dần để khi bỏ ưu đãi lãi suất DN không bị những cú sốc. Thật ra, gói kích cầu đã có kết quả khá tốt nhưng chưa giải quyết hết được tất cả yêu cầu của các DN. Chính vì thế, ngay bây giờ chính sách cần phải được tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung nhằm đảm bảo mức vốn tín dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Lạm phát có thể trở lại nhưng không đáng lo

. Nếu tăng mức dư nợ tín dụng thì có lo ngại tái lạm phát tăng cao không, thưa ông?

+ Lo ngại này là có, vì nếu đưa một lượng tín dụng lớn ra thị trường và không tìm cách rút về hoặc không tạo được nguồn hàng hóa tương ứng, không quản lý lãi suất, tỷ giá phù hợp thì chắc chắn tạo sức ép mới. Khi đề ra giải pháp này thì chúng ta phải có đề phòng lạm phát trở lại. Ví dụ, phải kiểm soát chặt chẽ tín dụng, cho vay đúng đối tượng, tập trung cho vay vào nơi sử dụng nhiều lao động, tạo thu nhập, việc làm... Bên cạnh đó, cần triển khai những động tác thu tiền về qua phát hành trái phiếu, các hoạt động huy động vốn của DN. Cách điều hành như vậy đã thể hiện tốt trong bảy tháng qua.

Vấn đề lạm phát trở lại là có thể nhưng không đáng lo ngại đến mức cần phải có những động tác tức thời để xử lý mà chỉ cần đề phòng. Lạm phát hiện nay chỉ là 2,68%-3%.

. Ngân hàng nhà nước cho biết các ngân hàng thương mại đang thừa ngoại tệ mà thiếu VND. Ông đánh giá gì về hiện tượng này?

+ Đúng thôi, vì tất cả ngoại tệ thu về từ xuất khẩu không được DN bán ra do sợ lạm phát trở lại. Vì có chênh lệch lãi suất giữa VND và ngoại tệ nên có thể có những đơn vị lợi dụng vay VND để mua ngoại tệ. Để giải quyết tình trạng này, cung-cầu ngoại tệ phải được giải quyết tận gốc, tỷ giá và lãi suất phải điều chỉnh hợp lý, phản ánh đúng cung-cầu của thị trường.

. Tuy nhiên, thực tế giá ngoại tệ bán cho ngân hàng lại thấp hơn thị trường tự do. Điều này rất khó khuyến khích các DN có ngoại tệ bán cho ngân hàng?

+ Việc này thì cần thiết phải áp dụng cả biện pháp kinh tế và biện pháp hành chính để khi DN cần ngoại tệ thì cũng được đáp ứng nhưng khi anh có phải bán cho nhà nước chứ không thể đem ra thị trường bán để kiếm lời. Về chính sách tiền tệ, lãi suất cơ bản từ nay đến cuối năm nên giữ ổn định ở mức 7%/năm. Đồng thời, Ngân hàng nhà nước cần tập trung điều hành lãi suất ổn định để tạo điều kiện cho DN tiếp cận được vốn, vượt qua được khó khăn trong năm nay. Còn sang năm 2010, diễn biến tình hình kinh tế-xã hội như thế nào thì chúng ta tiếp tục điều chỉnh chính sách cho phù hợp.

. Xin cảm ơn ông.

Lê Thanh

Pháp luật

Các tin tức khác

>   "Đại gia" bảo hiểm Italy ca ngợi thị trường VN (26/08/2009)

>   “Hậu” cấp bù lãi suất (26/08/2009)

>   Đề xuất tính thuế nhà theo diện tích sử dụng (26/08/2009)

>   Giải ngân vốn hỗ trợ lãi suất trung và dài hạn chậm (26/08/2009)

>   Không được dùng vốn ngân sách mua TPCP bằng ngoại tệ (26/08/2009)

>   Cần nâng tăng trưởng tín dụng năm 2009 lên 30% (26/08/2009)

>   Kết quả đấu thầu TPCP phát hành bằng ngoại tệ kỳ hạn 2 năm (26/08/2009)

>   Standard Chartered VN đủ điều kiện cung ứng dịch vụ ngoại hối (26/08/2009)

>   Lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam duy trì 7%/ năm (26/08/2009)

>   Tọa đàm về các sản phẩm tài chính của ADB (26/08/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật