Thứ Tư, 26/08/2009 22:33

“Hậu” cấp bù lãi suất

Đến nay, gói kích cầu thứ nhất bằng việc cấp bù lãi suất đã đi được hơn một nửa thời gian và đã sử dụng gần hết tổng số vốn. Vấn đề đặt ra là, khi việc cấp bù lãi suất vay vốn lưu động kết thúc, doanh nghiệp và ngân hàng thương mại sẽ ra sao?

Thực tế thời gian qua cho thấy, việc cấp bù lãi suất đã có tác động kép khi vừa giúp doanh nghiệp thuận lợi trong việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng với chi phí vốn vay thấp hơn, vừa giúp các ngân hàng thương mại có điều kiện đưa vốn ra lưu thông.

Chỉ trong khoảng 6 tháng, với gói kích cầu thứ nhất 1 tỷ USD, đã đưa được khoảng 400.000 tỷ đồng vào sản xuất - kinh doanh, góp phần làm cho tăng trưởng kinh tế thoát đáy, vượt dốc đi lên (thể hiện ở tốc độ tăng trưởng GDP, tăng trưởng sản xuất công nghiệp, tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng...).

Khi việc cấp bù lãi suất kết thúc, doanh nghiệp sẽ phải vay vốn lưu động với lãi suất cao hơn (mức cao nhất có thể lên đến 10,5%/năm), chi phí vay vốn của doanh nghiệp cũng sẽ tăng, đẩy giá thành sản phẩm tăng, khiến việc tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn... Trong khi đó, mục tiêu ưu tiên số một hiện nay vẫn là ngăn chặn suy giảm kinh tế, tăng trưởng hợp lý để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế đã điều chỉnh là 5%.

Về phía các ngân hàng thương mại. Do không được cấp bù lãi suất, các doanh nghiệp sẽ hạn chế vay ngân hàng (thậm chí việc hoãn nợ cũ cũng khó khăn), khiến các ngân hàng thương mại phải đối mặt với hai khó khăn lớn. Đó là, tỷ lệ nợ xấu gia tăng (hiện đã cao hơn năm trước) và làm chậm lại (thậm chí có thể bị ứ, nghẽn...) dòng chảy tín dụng của ngân hàng.

Để giải bài toán trên, các chuyên gia kinh tế đã đưa ra hai phương án. Thứ nhất, có thể hạ dần tỷ lệ lãi suất cấp bù, từ 4% xuống 3%, rồi 2%/năm, để tránh gây “sốc” cho doanh nghiệp. Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước hạ mạnh lãi suất chiết khấu và tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại ở mức mà các ngân hàng này có thể cho doanh nghiệp vay với lãi suất nhỉnh hơn so với mức lãi suất mà các doanh nghiệp đang được cấp bù (chẳng hạn là 5%), sau đó giảm dần như phương án thứ nhất.

Làm như vậy sẽ có ba ưu điểm. Một là, không làm mất cân bằng tài chính vĩ mô. Hai là, giảm “sốc” từ từ đối với doanh nghiệp. Ba là, mở rộng đối tượng cho vay để bảo đảm sự bình đằng giữa các doanh nghiệp. Tất nhiên, các điều kiện cho vay vẫn phải đảm bảo, không hạ thấp để bảo đảm an toàn hệ thống.

Ngoài hai phương án trên đối với vay vốn lưu động, các chuyên gia cũng kiến nghị cần thực hiện gói kích cầu thứ hai (hỗ trợ vay vốn đầu tư) để vừa tranh thủ giá thiết bị, kỹ thuật - công nghệ trên thế giới đang còn ở mức thấp, vừa đổi mới thiết bị, kỹ thuật - công nghệ, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm. Qua đó, giúp doanh nghiệp đón đầu được cơ hội hậu khủng hoảng.

Minh Nhung

ĐẦU TƯ

Các tin tức khác

>   Đề xuất tính thuế nhà theo diện tích sử dụng (26/08/2009)

>   Giải ngân vốn hỗ trợ lãi suất trung và dài hạn chậm (26/08/2009)

>   Không được dùng vốn ngân sách mua TPCP bằng ngoại tệ (26/08/2009)

>   Cần nâng tăng trưởng tín dụng năm 2009 lên 30% (26/08/2009)

>   Kết quả đấu thầu TPCP phát hành bằng ngoại tệ kỳ hạn 2 năm (26/08/2009)

>   Standard Chartered VN đủ điều kiện cung ứng dịch vụ ngoại hối (26/08/2009)

>   Lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam duy trì 7%/ năm (26/08/2009)

>   Tọa đàm về các sản phẩm tài chính của ADB (26/08/2009)

>   Standard dự báo tiền đồng không giảm nhiều trong ngắn hạn (26/08/2009)

>   Ngân hàng lo vốn dài hạn (26/08/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật