Thứ Năm, 13/08/2009 08:20

Báo cáo của IMF:

Khủng hoảng kinh tế “móc túi” mỗi người 1.779 USD

Chi phí để thế giới khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu là khoảng 11.900 tỉ USD, theo ước tính của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Điều đó có nghĩa là nếu chia bình quân, mỗi người trong thế giới 6,7 tỉ dân này đã có thể có thêm 1.779 USD nếu cuộc khủng hoảng không xảy ra.

Tính ra thiệt hại tương đương 1/5 sản lượng kinh tế toàn cầu đã biến mất. Khoản tiền chi ra để cứu nguy nền kinh tế thế giới lần này là lớn nhất trong lịch sử. Theo tính toán của IMF trong báo cáo đưa ra trước dịp “kỷ niệm” hai năm bắt đầu khủng hoảng, chi phí cứu nguy này vẫn đang tiếp tục tăng. Hầu hết số tiền chi ra là từ các nước phát triển, với con số lên tới 10.200 tỉ USD. Trong khi đó, các nước đang phát triển chỉ chi 1.700 tỉ USD.

Số liệu của IMF cho thấy Anh là nước chi mạnh tay nhất cho các giải pháp khẩn cấp để hỗ trợ ngành tài chính khỏi sụp đổ, với số tiền lên tới 1.227 tỉ bảng Anh (2.000 tỉ USD), tương đương 81,8% GDP. Theo Telegraph, 20 nền kinh tế phát triển trên thế giới (G20) cũng đang đối mặt với tỉ lệ thâm hụt ngân sách trung bình là 10,2% GDP trong năm 2009, tỉ lệ lớn nhất kể từ Thế chiến 2. Bị thâm hụt lớn nhất là Mỹ với 13,5% GDP, Anh 11,6% và Nhật 10,3%.

Nhiều nhà phân tích tỏ ra lạc quan thận trọng khi cho rằng tới đây sẽ không cần phải chi những khoản ngân sách như vậy nữa, vì thị trường đã có những biểu hiện tích cực, nếu không phải là tăng trưởng thì cũng là ổn định. Nhưng cũng có những ý kiến cho rằng con đường “ổn định” này rất “gập ghềnh” và không đồng đều giữa các khu vực hay vùng miền trên thế giới.

“Suy thoái đang giảm, nhưng sự phục hồi kinh tế phía trước vẫn còn yếu kém” - đó là nhận định mới nhất của IMF được đăng tải trên Viễn Cảnh Kinh tế Toàn Cầu tháng 7. IMF dự đoán tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2010 là 2,5%, cao hơn 0,5% so với dự đoán hồi tháng 4. Trong số các nền kinh tế lớn, tăng trưởng chủ yếu là ở Mỹ và Nhật Bản.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng thách thức lớn hiện cản trở kinh tế toàn cầu phục hồi là tỉ lệ thất nghiệp vẫn đang tăng mạnh. Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), số người thất nghiệp trên toàn thế giới có thể tăng thêm 59 triệu người trong năm 2009 so với năm 2007, tức là tăng 31%.  Cựu phó chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Fran5cois Bourguignon nhấn mạnh: “Trong một nền kinh tế không bị suy giảm nhưng tăng trưởng yếu ớt, tỉ lệ thất nghiệp sẽ tiếp tục tăng”.  Khi đó, thu nhập hộ gia đình sẽ tiếp tục giảm. Do đó sức tiêu thụ, một trong những động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, có thể sẽ giảm theo.

Bên cạnh đó, khả năng phục hồi của hệ thống ngân hàng cũng là “trở ngại lớn” khiến nền kinh tế toàn cầu khó có thể lấy lại đà tăng trưởng, đặc biệt tại châu Âu, nơi các công ty phụ thuộc vào ngân hàng để tài trợ cho hoạt động đầu tư. TTXVN trích lời chuyên gia Nicolas Veron, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Bruegel ở Brussels (Bỉ), cho rằng cần “vén bức màn bí mật hệ thống ngân hàng” để hạn chế nguy cơ tốc độ tăng trưởng ở châu Âu sẽ bị sụt giảm hàng loạt. IMF cũng cảnh báo nợ nhà nước của các nền kinh tế phát triển có thể lên tới 120% GDP vào năm 2014.

Khổng Loan

TUỔI TRẺ

Các tin tức khác

>   Trở thành lãnh đạo sáng tạo – Khởi đầu từ điều nhỏ (13/08/2009)

>   Niềm tin toàn cầu tăng vọt khi suy thoái sắp đến hồi kết (13/08/2009)

>   Ngành hàng không Đức lâm vào cảnh khó khăn (12/08/2009)

>   IHG lỗ ròng 29 triệu USD trong nửa đầu năm (12/08/2009)

>   BoE dự đoán lạm phát dưới mức 2% (12/08/2009)

>   Mỹ: Cần kiểm soát tài sản xấu chặt hơn nữa (12/08/2009)

>   Kinh tế Mỹ đáng quan ngại, Trung Quốc vững tiến (12/08/2009)

>   Thị trường ĐTDĐ toàn cầu suy giảm mạnh (12/08/2009)

>   Lợi nhuận của Kia Motors tăng gấp bốn lần (12/08/2009)

>   Mất điểm tựa; Shanghai lao dốc 4.7%, Hang Seng rớt mạnh 3% (12/08/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật