Thứ Năm, 13/08/2009 22:42

Động lực mới cho thị trường trái phiếu Việt Nam

Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA) đã được chấp thuận thành lập và sẽ chính thức ra mắt vào ngày 14/8 tại Hà Nội.

Đây là lần đầu tiên các thành viên thị trường trái phiếu Việt Nam cùng ngồi lại với nhau trong một tổ chức để phát triển thị trường vốn quan trọng này.

Ban đầu, Hiệp hội có 58 thành viên tham gia, trong đó có 34 hội viên chính thức gồm các ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, công ty tài chính... trong nước và 24 hội viên liên kết là các định chế tài chính 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh hoạt động tại Việt Nam.

Việc ra đời của VBMA được đánh giá là một sự kiện có ý nghĩa lớn và được xem là động lực mới đối với thị trường tài chính Việt Nam.

Sau khi đi vào hoạt động, VBMA sẽ liên kết các thành viên, cũng như tham gia xây dựng các quy định, khung khổ pháp lý để thúc đẩy thị trường trái phiếu Việt Nam phát triển lành mạnh;

Tạo các chuẩn mực cho hoạt động giao kinh doanh trái phiếu ở thị trường trong nước, giới thiệu và áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất phù hợp vào thị trường Việt Nam;

Xây dựng bộ quy tắc đạo đức và cách thức ứng xử trong hoạt động giao dịch trái phiếu giữa các thành viên trên thị trường; làm cầu nối giữa các cơ quan quản lý với các thành viên để phát triển thị trường.

Theo các chuyên gia, để thị trường tài chính phát triển hoàn thiện phải phát triển song song 3 kênh huy động vốn: thị trường phát hành cổ phiếu; thị trường tín dụng ngân hàng và thị trường nợ mà chủ yếu là thị trường trái phiếu.

Ở Việt Nam, gánh nặng vốn vẫn đang tập trung vào hệ thống ngân hàng, mấy năm gần đây, thị trường cổ phiếu phát triển đã san sẻ được một phần nhu cầu huy động vốn của nền kinh tế.

Riêng đối với thị trường trái phiếu, tuy đã hình thành bước đầu nhưng còn rất sơ khai và nhiều hạn chế.

Vậy nên chưa phát huy được lợi thế của kênh huy động vốn giá rẻ, dài hạn, khối lượng lớn, DN và chủ thể phát hành không bị rủi ro mất quyền kiểm soát công ty như phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

Thông thường, một nước đang phát triển thì quy mô thị trường trái phiếu tương đương khoảng 50% GDP, trong khi đó ở Việt Nam hiện mới chỉ đạt 15 - 16% GDP. Trái phiếu ở Việt Nam còn ít, chủ yếu là trái phiếu Chính phủ, có một số trái phiếu DN và địa phương nhưng khối lượng nhỏ.

Tuy khối lượng ít nhưng trái phiếu Việt Nam lại ở trong tình trạng phân tán do quy mô phát hành nhỏ, có quá nhiều loại, hình thức, chưa có sự thống nhất trong thông lệ giao dịch nên gây nên sự lộn xộn và phức tạp khi giao dịch.

Đặc biệt, theo ông Đỗ Ngọc Quỳnh. Chủ tịch Diễn đàn Thị trường trái phiếu Việt Nam, chính sự nhỏ lẻ, lộn xộn của thị trường hiện nay khiến cho thị trường trái phiếu Việt Nam không thể hình thành được một đường cong lãi suất chuẩn.

Điều này không chỉ cản trở giao dịch, mà còn khiến các nhà đầu tư lớn nước ngoài gặp khó khăn khi tiếp cận thị trường Việt Nam. Đó sẽ là bất lợi do khả năng huy động lớn vốn bị hạn chế.

Vietnamnet

Các tin tức khác

>   Phát hành 20.000 tỷ đồng trái phiếu cho dự án KĐT mới Thủ Thiêm (13/08/2009)

>   Bất động sản bị phát mại phải chịu thuế TNCN (13/08/2009)

>   Trái phiếu kỳ hạn 2-3 năm được ưa chuộng (13/08/2009)

>   Giải mã vấn đề căng thẳng ngoại tệ như thế nào? (13/08/2009)

>   Thắt mà không thắt (13/08/2009)

>   Vốn “ồ ạt” vào bất động sản - Nguy cơ tiềm ẩn (13/08/2009)

>   Giá vàng, dầu cùng hồi phục sau quyết định của FED (13/08/2009)

>   Ấm- lạnh ngân hàng (13/08/2009)

>   Bảo hiểm tiền gửi: Bảo an thể chế tài chính (13/08/2009)

>   Đua nhau huy động kỳ hạn ngắn (13/08/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật