Thứ Năm, 13/08/2009 10:36

Ấm- lạnh ngân hàng

Hệ thống ngân hàng của một quốc gia như lá gan của cơ thể con người- bộ phận nhạy cảm nhất có thể báo an hay báo nguy. Vậy thì, sau gần 2 năm chống chọi với suy thoái toàn cầu, hệ thống ngân hàng Việt Nam đến nay đã ra sao?

Tất cả đều lời to

Ông Hứa Văn Thuỳ Nguyễn, nhà ở quận Tân Bình (TP. Hồ Chí Minh), một cán bộ cấp trung hưu trí, cứ mỗi ba tháng đều nhận một khoản cổ tức ổn định từ các cổ phiếu ngân hàng mà ông có.

“Trong vòng 10 năm nay, tỷ lệ cổ tức mà tôi được hưởng không bao giờ dưới 1% mỗi tháng”- ông Nguyễn nói.

Tất nhiên, để tránh “tiếp thị” cho ngân hàng của ông, chúng tôi không tiện viết ra tên ngân hàng đó.

Một lý do nữa là hầu hết các ngân hàng Việt Nam hiện nay đều công bố lợi nhuận khá ngay trong thời điểm khó khăn của cuộc suy thoái kinh tế thế giới.

Sau Ngân hàng Hàng Hải, đã có thêm nhiều ngân hàng khác đồng loạt công bố các thông tin về kết quả hoạt động kinh doanh đầy ấn tượng trong 6 tháng đầu năm.

Cụ thể như: Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Sacombank đã đạt hơn 900 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế sau khi đã thực hiện trích lập dự phòng đầu tư tài chính và rủi ro tín dụng.

Trước đó, Ngân hàng An Bình (ABBANK) cũng vừa công bố lợi nhuận trước thuế trong 6 tháng đầu năm là 172 tỷ đồng, đạt 106% kế hoạch cho nửa đầu năm 2009.

Coi chừng lạm phát

Trong vài tháng qua, thị trường bất động sản có dấu hiệu ấm lên. Nhiều ngân hàng đã đẩy mạnh hoạt động cho vay mua nhà dưới hình thức cho vay tiêu dùng cá nhân.

ABBANK đang mở rộng sản phẩm cho vay mua nhà- đất với những điều kiện ưu đãi như:Khách hàng có thể được vay tới 90% thay vì 70% nhu cầu như trước đây, khách hàng được ân hạn trả nợ gốc tối đa tới 36 tháng với lãi suất 1%/tháng, thời gian trả nợ kéo dài tới 20 năm.

Tại Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIBBank) khách hàng có thể vay tới 90% giá trị nhà đất muốn mua. Đặc biệt, VIBBank sẽ giải ngân trong vòng 48 giờ kể từ khi khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ.

Hiện lãi suất cho vay mua nhà của các ngân hàng phổ biến ở mức từ 10,5% đến 13%/năm. Eximbank cho biết: Đến cuối tháng 6/2009, dư nợ cho vay mua nhà tại ngân hàng tăng 14% so với đầu năm. Tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), dư nợ cho vay mua nhà của ngân hàng tính đến cuối tháng 6 cũng có tốc độ tăng khá mạnh là 25% so với đầu năm. Dư nợ cho vay mua nhà của ngân hàng VPBank tronh 6 tháng đầu năm cũng có mức tăng trưởng khá cao, 16%, và hiện dư nợ cho vay mua nhà chiếm từ 30% đến 40% dư nợ trung- dài hạn của ngân hàng.

Chuyên gia tài chính Lê Xuân Nghĩa, từng là Vụ trưởng Vụ Chính sách hối đoái của Ngân hàng Nhà nước, nay nằm trong Uỷ ban Tư vấn tài chính quốc gia, nói: Các giải pháp kích cầu của chúng tôi buộc các ngân hàng phải cho vay sản xuất.

Ai bảo nhiều tiền là không lo?

Tuy nhiên, câu chuyện tiếp tục với lượng cung tiền nhiều như thế vào nền kinh tế thì liệu lạm phát cao có quay trở lại như đại đa số người dân thường đang lo lắng. Phản ứng của đa số dân chúng là đầu tư chụp giật vào vàng hay nhà đất.

Ông Nguyễn Văn Hùng, một người môi giới nhà đất ở quận 7 (TP. Hồ Chí Minh) nói với người viết: Kể từ khi khởi công năm 2007 đến nay, các căn hộ của hầu hết dự án chung cư ở quận 7 đã qua tay 5, 6 chủ và giá gấp đến 6 lần.... Bong bóng vẫn lơ lửng

Vài nhà phân tích tại Việt Nam cho rằng những nhà quyết định chính sách quốc gia đang mắc cạn trong các kế hoạch 5 năm nên họ không muốn thắt lại gói kích cầu cho đến khi lạm phát quay đầu trở lại.

Vào tháng tư, Chính phủ triển khai một chương trình kích cầu 2 năm với lãi suất ưu đãi 4% cho sản xuất, buộc các ngân hàng tăng cường tín dụng.

Họ nỗ lực quay ngược thời gian trở lại năm 2006- 2007 với cùng một trò chơi xuất khẩu đến Mỹ càng nhiều càng tốt, trong khi người Mỹ không tiêu sài như trước, và trò chơi chấm hết với tỷ lệ lạm phát cao ngất. Những tiếng than vãn còn cao hơn.

Một nhà quản lý quỹ cho rằng, trong lúc Chính phủ đang thành công trong ổn định kinh tế vài tháng gần đây, thì họ cũng cần xem xét những nguy cơ dài hạn như tính thanh khoản quá tải của hệ thống ngân hàng và khả năng kiềm chế lạm phát.

Cuối cùng, các nhà phân tích lo ngại rằng “cơn say cho vay” có thể làm gia tăng nợ xấu, mà tỷ lệ tăng lên 2,6% so với 2,2% hồi cuối năm 2008.

Nhưng chúng ta lại không tính tỷ lệ nợ xấu theo chuẩn mực quốc tế.

Công ty Kiểm toán Fitch ước lượng con số thực có thể cao hơn 13% tổng số dư nợ hồi cuối năm 2008.

Vào ngày 30/6/2009 Fitch đánh giá thấp tình trạng tiền tệ Việt Nam khi cho rằng chương trình cho vay bao cấp của Việt Nam “hầu như làm cho tình trạng xấu hơn”.

Vấn đề là Chính phủ cần phải công bố khi nào thì các gói kích cầu chấm dứt, để cho hoạt động kinh tế bắt nhịp bình thường trở lại./

TS. Nguyễn Văn Lương

Tổ quốc

Các tin tức khác

>   Bảo hiểm tiền gửi: Bảo an thể chế tài chính (13/08/2009)

>   Đua nhau huy động kỳ hạn ngắn (13/08/2009)

>   USD: Ngân hàng thiếu để bán, thừa cho vay (12/08/2009)

>   Standard Chartered Việt Nam mở chi nhánh ở TPHCM (12/08/2009)

>   Vay 190 triệu USD phát triển hạ tầng địa phương (12/08/2009)

>   Đôla đang đổ vào ngân hàng (12/08/2009)

>   Ngân hàng Đại Á: Tặng lãi suất cộng thêm (12/08/2009)

>   LienVietBank phát hành chứng chỉ tiền gửi trung và dài hạn (12/08/2009)

>   Thắt chặt tín dụng : Ai lợi - Ai thiệt ? (12/08/2009)

>   Ngày 12/08, vàng miếng giảm giá một tuần liên tiếp (12/08/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật