Thứ Sáu, 14/08/2009 19:52

Để người Việt dùng hàng Việt

Kinh tế thị trường, sự lựa chọn hoàn toàn thuộc về người tiêu dùng. Vì thế, để kêu gọi người tiêu dùng ủng hộ, ưu tiên sử dụng hàng Việt, không thể bằng lời nói suông mà phải bắt đầu từ chính những hành động cụ thể của doanh nghiệp.

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” vừa được Bộ Chính trị phát động trong tháng 8 này nhằm phát huy lòng yêu nước, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam và sản xuất ra nhiều hàng Việt Nam có chất lượng, sức cạnh tranh cao. Tuy nhiên, để người Việt dùng hàng Việt, còn nhiều việc phải làm.

Tâm lý sính ngoại

Theo khảo sát của Grey Group, người Việt Nam sính ngoại nhất trong số 16 nước Châu Á với 77% người tiêu dùng chuộng hàng ngoại, trong khi con số trung bình của toàn Châu Á chỉ là 40%. Một khảo sát của Cục Quản lý cạnh tranh cho thấy, không chỉ trong các cửa hàng, trung tâm thương mại lớn, ngay tại các chợ truyền thống, hàng ngoại cũng đang chiếm thế thượng phong.

Tại chợ Đồng Xuân (Hà Nội), tỷ lệ đồ gia dụng, hàng lưu niệm, mỹ nghệ nội chỉ khoảng 20%, hàng tiêu dùng nội cũng chỉ chiếm 40%. Nhiều người thích sính ngoại mặc dù hàng hóa trong nước có chất lượng tốt hơn hẳn sản phẩm của nước ngoài. Họ sẵn sàng bỏ ra số tiền gấp đôi, gấp ba để mua hàng ngoại nhập thay vì hàng hóa được sản xuất trong nước, dù chất lượng tương đương. Ví như đồ jean Việt Thắng được xuất đi Mỹ, các nước phương Tây rất được ưa chuộng thì người Việt lại thích tìm mua đồ jean ngoại với giá đắt gấp nhiều lần. Khi hàng nội chưa phát triển, sính ngoại là điều dễ hiểu. Nhưng đến thời hội nhập, tiếp tục sính ngoại đồng nghĩa với việc không chỉ doanh nghiệp trong nước mà chính người tiêu dùng (NTD) phải chịu thiệt thòi. Rõ ràng, đây không phải là một sự lựa chọn khôn ngoan và NTD đang tự đẩy mình vào chỗ khó.

Phải bằng hành động cụ thể

Những thông tin về sản phẩm, hàng hóa kém chất lượng, độc hại xuất xứ từ nước ngoài, trong đó có hàng từ Trung Quốc vừa qua đã khiến NTD hoang mang. Nhưng nhiều NTD vẫn lựa chọn loại sản phẩm không đảm bảo chất lượng này để sử dụng. Bởi thực tế ít có sự lựa chọn nào khác cho NTD Việt Nam khi các mặt hàng đó vừa hợp túi tiền, mẫu mã lại đa dạng, phong phú. Ngược lại, các mặt hàng sản xuất trong nước dù chất lượng không thua kém hàng ngoại nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về kiểu dáng, dịch vụ, giá cả. Bên cạnh đó, hàng giả, hàng kém chất lượng xuất hiện ngày càng nhiều và  tinh vi. Việc sản xuất, tiêu thụ hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng giờ đây không chỉ còn ở trong bóng tối mà đã “cạnh tranh” sòng phẳng với hàng thật gây ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín của hàng nội và sự lựa chọn của NTD.

Kinh tế thị trường, sự lựa chọn hoàn toàn thuộc về NTD. Vì thế, để kêu gọi NTD ủng hộ, ưu tiên sử dụng hàng Việt phải bắt đầu từ chính những hành động cụ thể của doanh nghiệp để cải tiến hơn nữa chất lượng, mẫu mã, giá cả đáp ứng được yêu cầu của NTD.

Làm gì để người Việt dùng hàng Việt?

Theo bà Đinh Thị Mỹ Loan, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam: Hàng “made in Việt Nam” rõ ràng có thế mạnh về giá, phù hợp nhu cầu bình dân của đại đa số người dân, mạng lưới phân phối rộng khắp. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế như: tính ổn định của chất lượng, tính minh bạch của xuất xứ, mẫu mã, kiểu dáng nghèo nàn, thái độ phục vụ kém, chế độ hậu mãi thấp… Chiến dịch kêu gọi người Việt dùng hàng Việt sẽ thành công nếu có sự phối hợp và cố gắng từ nhiều phía. Trước hết, về phía các doanh nghiệp cần sản xuất hàng chất lượng, kiểu dáng tốt hơn nữa, giá cả phù hợp và duy trì được tính ổn định, quảng cáo trung thực, đổi mới phong cách phục vụ và chế độ hậu mãi. Về phía Chính phủ, cần có sự hỗ trợ như luật pháp, kinh phí, quy định nghiên cứu, sản xuất, quảng bá, phân phối, bảo vệ NTD. Đồng thời, các nhà lãnh đạo, các nhân vật nổi tiếng cần đi đầu trong phong trào sử dụng hàng Việt Nam./.

Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế:Doanh nghiệp phải đặt quyền lợi của NTD lên trên hết, sản phẩm làm ra đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, mẫu mã, giá cả thì NTD sẽ luôn đồng hành cùng hàng Việt. Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" không chỉ giúp các doanh nghiệp trong nước vượt khó và ngày càng lớn mạnh, tạo ra sức lưu thông hàng hóa lớn mà còn giúp cho kinh tế Việt Nam phát triển bền vững, góp phần đẩy lùi những sản phẩm chất lượng kém từ các nước lân cận.

Tuy nhiên, muốn người Việt dùng hàng Việt cần thiết phải có sự phối hợp và nỗ lực từ nhiều phía, bao gồm Chính phủ, các doanh nghiệp sản xuất, các nhà phân phối bán lẻ... chứ không thể chỉ dừng ở sự kêu gọi lòng yêu nước, ý thức dân tộc của NTD”.

Ánh Phương

VOV

Các tin tức khác

>   Hướng dẫn cho vay đối với đối tượng mua, thuê mua nhà ở thu nhập thấp (15/08/2009)

>   Tuyên Quang cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế (14/08/2009)

>   Chủ đầu tư sẽ phải bán 10% quỹ đất cho thành phố (14/08/2009)

>   Khai thác các thị trường Trung Đông và châu Phi (14/08/2009)

>   Hàng Việt Nam - đã đến lúc giành thế thượng phong (14/08/2009)

>   Doanh nghiệp không thể... đi bằng một chân (14/08/2009)

>   Hơn 200 doanh nghiệp tham gia Diễn đàn Kinh tế Việt- Nhật (14/08/2009)

>   Khởi động “Tháng lễ hội hàng Việt Nam” (14/08/2009)

>   Doanh nghiệp TPHCM đầu tư trên 8.000 tỷ đồng vào Đăk Lăk (14/08/2009)

>   Thông thầu và những mối “quan hệ ngầm” (14/08/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật