Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng:
Tuyên Quang cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tiếp tục chuyến thăm và làm việc với một số tỉnh miền núi phía bắc, ngày 14/8, Đoàn công tác của Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đã làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Tuyên Quang. Thủ tướng đề nghị Tuyên Quang phát huy lợi thế, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh theo hướng sản xuất qui mô lớn, trong sản xuất nông lầm nghiệp đẩy mạnh hơn nữa khâu thâm canh, chuyên canh, gắn sản xuất với chế biến và thị trường tiêu thụ.
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn công tác Chính phủ biểu dương Đảng bộ và đồng bào các dân tộc Tuyên Quang đãnỗ lực phấn đấu đạt được nhiều thành tựu khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, kinh tế tăng trưởng khá nhanh, cải thiện một bước đời sống nhân dân;tốc độ tăng trưởng khá cao:GDP năm 2008 tăng 13,8%, năm 2009 ước đạt 14,53%;GDP bình quân đầu người năm 2008 đạt 8,7 triệu đồng; năm 2009 ước đạt 9,9 triệu đồng.Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp, xây dựng, dịch vụ,giảm tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp; nghiêm túc triển khaiQuy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Công nghiệp của tỉnh tăng nhanh, nhiều dự án thu hút đầu tư lớn như Nhà máy giấy và bột giấy An Hòa công suất 130.000 tấn, tổng mức đầu tư giai đoạn 1 trên 3.159 tỷ đồng, Nhà máy Xi măng Tân Quang trên 1.000 tỷ đồng, Nhà máy Thủy điện Chiêm Hóa trên 1.000 tỷ đồng... Tỉnh cũng tập trung phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
Nông nghiệp Tuyên Quang chuyển mạnh theo hướng đi sâu vào thâm canh. Tỉnh đã hình thành một số vùng sản xuất chuyên canh, chế biến bò sữa, mía đường, chè, ngô. Du lịch, dịch vụ đã có bước phát triển đáng kích lệ. Cơ sở hạ tầng cũng được Tuyên Quang quan tâm tập trung đầu tư và có bước phát triển nhanh, nhất là giao thông. 100% xã và 97,6% thôn bản có đường ô tô đến trung tâm. 100% xã, phường, thị trấn có điện thoại. Thu ngân sách trên toàn địa bàn tỉnh đạt khá. Công tác di dân, tái định cư thuỷ điện Tuyên Quang đã cơ bản hoàn thành. Đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào trong tỉnh được cải thiện. Hơn 99% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học, gần 82% học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông.Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, xuống còn 16,65%. Hàng năm tạo việc làm cho trên 10.000 lao động.Đảm bảo an ninh – quốc phòng, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững.
Tuy nhiên, Tuyên Quang là một tỉnh còn nghèo, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.Toàn tỉnh có37xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 của Chính phủvà của tỉnh.Tỉnh cũng chưa phát huy mạnh mẽ tiềm năng, lợi thế về địa kinh tế, tài nguyên, khoáng sản.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn công tác Chính phủ nhất trí với những đề suất, quyết tâm của tỉnh vềtăng trưởng kinh tế nhanh và toàn diện và bền vững hơn, duy trì tốc độ tăng trưởng trên 14%, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông lâm nghiệp,trọng tâm là đẩy mạnh phát triển một số ngành công nghiệp có lợi thế; phát triển nhanh các ngành dịch vụ, nhất là du lịch, đồng thời tập trung phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, tập trung thâm canh, chuyên canh, gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tập trung chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp,phấn đấu đưa Tuyên Quang nhanh chóng thoát khỏi tỉnh nghèo. Gắn kết chặt chẽ và đồng bộ giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hoá, xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tuyên Quang đề ra.
Thủ tướng đề nghị Tuyên Quang chú trọnghoàn thành và triển khai cácQuy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, các quy hoạch ngành, vùng, lĩnh vực.Đẩy mạnh phát triển công nghiệp,tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản;thủy điện,công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, xi măng, khai thác chế biến khóang sản... Phát triển mạnh kết cấu hạ tầng kỹ thuật, nhất là giao thông và thông tin. Hoàn thiện và ban hành rộng rãi các cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích và kêu gọi đầu tư.Thực hiện cải cách hành chính nhằm tạo cơ chế thông thoáng, cởi mở, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh đầu tư phát triển kinh tế, thu hút, khuyến khích mạnh mẽ các nhà đầu tư trong và ngoài nước; đồng thời chú ý kiểm soát, phòng chống ô nhiễm môi trường; chú trọng giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản, phát triển mạnh giáo dục, dạy nghề, chăm lo an sinh, phúc lợi xã hội, xóa đói giảm nghèo.
Thủ tướng giao cho các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Công Thương, Giao thông vận tải… quan tâm giải quyết một số kiến nghị của tỉnhnhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất của đồng bào vùng tái định cư ; xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi,phát triển kinh tế - xã hội vùng căn cứ cách mạng, đào tạo nghề đào tạo nghề, nhất là cho bà con đồng bào các dân tộc thiểu số, xây dựng trung tâm phòng chống bệnh xã hội...
Cũng trong chuyến thăm và làm việc tại Tuyên Quang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn công tác Chính phủ đã đến thăm công trường xây dựng Nhà máy giấy và bột giấy An Hòa. Đây là dự án công nghiệp có quy mô lớn, năm 2010 sẽ đi vào sản xuất./.
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi thuộc miền núi phía Bắc, có diện tích tự nhiên trên 5.870 km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm gần 12%, đất lâm nghiệp có rừng chiếm 75,95%. (58% rừng sản xuất, 31% rừng đặc dung, 11% diện tích đất lâm nghiệp). Dân số trên 74 vạn người. Mật độ dân cư 127 người/km2. Có 22 dân tộc anh em trong đó dân tộc Kinh 48%; các dân tộc thiểu số (Tày, Dao, Sán Cháy, Mông, Sán Dìu…) chiếm 52%.Toàn tỉnh có 5 huyện và 1 thị xã; 141xã, phường, thị trấn, 2.086thôn bản; trong đó37xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 của Chính phủvà của tỉnh.Tỉnh đề ra một số mục tiêucơ bảnđến năm 2010:năm 2010:Công nghiệp xây dựng40%; các ngành dịch vụ 35%; nông lâm nghiệp 25%.Đến năm 2010, GDP bình quân đạt trên 740 USD/người. Tổng vốn đầu tư phát triển công nghiệp giai đoạn 2006 - 2010 trên 7.000 tỷ đồng; đến năm 2010 giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 3.600 tỷ đồng.Thu hút trên 500.000 lượt khách du lịch đến Tuyên Quang. Trên 85% số dân được sử dụng điện lưới quốc gia, 80% số hộ dân được sử dụng nước sạch. Tỷ lệ hộ nghèo dưới 15%.Tạo việc làm mới cho trên 58.000 lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 30% so với tổng số lao động toàn tỉnh; xuất khẩu lao động trên 8.000 ngườiTốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm trên 14%. Cơ cấu kinh tế đến
Việt Đông
Chính Phủ
|