Thứ Hai, 24/08/2009 08:22

Giám đốc phụ trách Phát triển Tập đoàn quốc tế Quayside (Vương quốc Anh):

Châu Âu ưa chuộng hải sản Việt Nam

Là một trong những tập đoàn kinh doanh thủy sản lớn của Vương quốc Anh và châu Âu, hằng năm, Quayside xuất - nhập khẩu hàng nghìn tấn thủy sản. 10 năm qua, Việt Nam đã là điểm đến đầu tư của Quayside với số vốn khoảng 6 triệu bảng Anh. Ông Đa-vít Hin-tơn, Giám đốc phụ trách Phát triển của Tập đoàn Quayside đã có những nhận xét rất lạc quan về thị trường nước ta.

- Ông có nhận xét gì về thị trường thủy sản Việt Nam ?

- Thị trường thủy sản Đông Nam A, trong đó có Việt Nam là một thị trường quan trọng và có mối quan hệ chặt chẽ với Vương quốc Anh. Các doanh nghiệp châu Âu, trong đó có doanh nghiệp Anh đã tìm thấy cơ hội đầu tư trong lĩnh vực hải sản ở Việt Nam . Nói chung, các mặt hàng hải sản và cá của Việt Nam được người dân châu Âu, trong đó có người Anh ưa chuộng vì sự phong phú, đa dạng về chủng loại và cá của Việt Nam khá ngon. Mặc dù vậy, việc đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU còn nhiều thách thức.

- Đã và đang làm ăn tại Việt Nam , theo ông điểm hạn chế nào mà doanh nghiệp Việt Nam cần khắc phục để đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản vào thị trường Anh?

- Anh là một thị trường tương đối khó tính, khi người Anh đòi hỏi các tiêu chuẩn chất lượng khá khắt khe. Chúng tôi là một trong những đầu mối thu mua, kinh doanh thủy hải sản hàng đầu của Anh, nên các yếu tố về chất lượng, việc bảo quản cũng như các yêu cầu kỹ thuật được đặc biệt coi trọng. Hơn nữa thị trường Anh cũng coi trọng các yếu tố như thời gian giao hàng, trách nhiệm của đối tác trong trường hợp xảy ra sự cố… Tôi cho rằng, đây là điểm Việt Nam cần lưu ý. Việt Nam cũng cần lưu ý đến yếu tố kỹ thuật, chế biến, bảo quản đông lạnh. Mặc dù kỹ thuật bảo quản và chế biến của Việt Nam tiến bộ theo từng năm, nhưng để tăng cường cạnh tranh cần làm nhiều hơn thế. Trung Quốc, Thái Lan đều rất mạnh về mặt kỹ thuật bảo quản, chế biến và chào hàng. Nếu không đẩy mạnh các yếu tố này thì Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh.

Theo tôi, Việt Nam cần có một chiến lược đầu tư tổng thể, trong đó có yếu tố nhân lực. Hàng thủy sản Việt Nam cạnh tranh được hay không là nhờ vào chữ tín và chất lượng. Bản thân những người làm trực tiếp trong lĩnh vực này cần hiểu điều đó và có trách nhiệm với chính công việc họ đang làm. Xin lưu ý rằng, chỉ một sơ sẩy cũng sẽ làm giảm uy tín của hàng thủy sản Việt Nam .

Bảo Lan

Hà Nội mới

Các tin tức khác

>   Vì sao thép nội “lép vế”? (24/08/2009)

>   Gần 100.000 tấn đường tồn kho (24/08/2009)

>   Bao giờ hết tạm thu? (24/08/2009)

>   Đưa hàng Việt đến sát đường biên (24/08/2009)

>   Sàn bất động sản: Có đáng tin? (24/08/2009)

>   Du lịch “cạn sức” (24/08/2009)

>   Nghịch lý cá tra (24/08/2009)

>   “Cuộc chiến” giữa các “ông lớn” (24/08/2009)

>   Học kỹ năng - điều kiện để lãnh đạo doanh nghiệp giỏi (23/08/2009)

>   Khai trương khu thương mại cửa khẩu Tịnh Biên, An Giang (23/08/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật