Thứ Hai, 24/08/2009 09:28

Cần gói kích cầu thứ hai

Đến nay, gói kích cầu thứ nhất trị giá 143.000 tỉ đồng triển khai đạt hơn 50% đã giúp ngăn chặn được suy giảm kinh tế. GDP của sáu tháng đầu năm dù chỉ tăng 3,9% nhưng trong tháng 7 giá trị sản xuất công nghiệp đã tăng trên 25%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 18,3% cho thấy đà ngăn chặn suy giảm kinh tế có dấu hiệu rất tốt. Tuy nhiên, để đạt con số tăng trưởng trong cả năm là 5% GDP thì còn phải có nhiều nỗ lực hơn.

Nhìn chung về kinh tế thế giới, hiện nay nhiều quốc gia vẫn còn khó khăn dù có dấu hiệu phục hồi. Tăng trưởng GDP của cả thế giới năm 2009 vẫn âm 1,4%. Với VN, từ năm 2000 đến nay tăng trưởng bình quân 7%. Năm 2009 chỉ tăng 5%. Do đó năm 2010 để đạt tăng trưởng 6,5-7%/năm, góp phần hoàn thành kế hoạch năm năm

2006-2010 thì còn nhiều việc phải làm. Cần lưu ý là doanh nghiệp xuất khẩu, động lực chính cho tăng trưởng kinh tế, vẫn còn gặp khó khăn. Doanh số xuất khẩu bảy tháng đầu năm mới đạt 32,3 tỉ USD, thấp hơn cùng kỳ năm 2008 là 13,4%. Chúng ta sẽ triển khai tiếp gói kích cầu thứ nhất. Với gói hỗ trợ lãi suất 17.000 tỉ đồng, đến nay đã thực hiện hơn 2/3 và sẽ chấm dứt trong năm 2009. Vì vậy nên có gói hỗ trợ thứ hai.

Nếu gói kích cầu thứ nhất nhằm giúp ngăn chặn suy giảm kinh tế thì gói thứ hai được xem là liều thuốc bổ để giúp cơ thể khỏe mạnh. Gói thứ hai này liều lượng có thể thấp hơn, thời gian ngắn hơn, có thể chỉ trong nửa năm 2010 và đối tượng cũng chọn lọc hơn.

Thay vì hỗ trợ lãi suất 4% thì có thể chỉ hỗ trợ 2% và tập trung vào những doanh nghiệp, những ngành nghề mũi nhọn có tính chất đầu tàu để kéo thị trường như ngành xây dựng, nông nghiệp - nông thôn, khu vực tạo thêm nhiều việc làm, giúp chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đặc biệt nên tiếp tục hỗ trợ nhiều hơn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ để họ có thể phục hồi mạnh mẽ hơn vào những tháng đầu năm 2010. Cũng nên xem gói kích cầu thứ hai là bước đệm trước khi chấm dứt hoàn toàn các gói hỗ trợ kinh tế.

Chúng ta không loại trừ việc duy trì gói kích cầu kinh tế sẽ dẫn đến những hệ lụy không hay cho nền kinh tế như nguy cơ lạm phát, tạo sự ỷ lại nơi doanh nghiệp... Tuy nhiên, cần thấy những tồn tại có thể phát sinh để thực hiện tốt hơn, từ đó mới có thể thực hiện được những mục tiêu cao hơn là tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm và nâng cao chất lượng đời sống người dân.

Đúng là có lo lắng về lạm phát, nhưng giai đoạn này đừng quá lo lắng lạm phát trở lại. Bởi nhiều nước và khu vực vẫn còn trong tình trạng giảm phát như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, châu Âu. Lạm phát ở VN bảy tháng đầu năm là 3,2% nhưng lạm phát trong thời điểm này là cần thiết. Nó là chất dầu để bôi trơn, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Vấn đề là đừng để nó tăng cao.

Chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được lạm phát trong năm 2009 ở mức 7-8%, đạt mục tiêu lạm phát cả năm dưới 10%. Lạm phát rất cần thiết cho nền kinh tế thị trường. Chừng nào lạm phát cao 30-40% không kiểm soát được thì mới đáng lo ngại. Người ta sợ giảm phát, thiểu phát nhiều hơn sợ lạm phát. Vả lại, lạm phát cao không chỉ do yếu tố bên trong mà còn do yếu tố bên ngoài như giá dầu thô tăng, giá gạo trên thế giới tăng kéo giá trong nước tăng theo...

Để lạm phát không trở thành nguy cơ, chúng ta phải vắt óc tìm ra những giải pháp để các gói kích cầu đạt hiệu quả cao nhất, hơn là lo sợ nó mà chùn tay kích thích kinh tế.

PGS.TS Trần Hoàng Ngân (Đại học Kinh tế TP.HCM) - M.Khanh ghi

tuổi trẻ

Các tin tức khác

>   Thị trường phân bón tiếp tục "hạ nhiệt" (24/08/2009)

>   Gà ngoại “xả” ngập chợ (24/08/2009)

>   Thị trường lúa gạo nhiều biến động (24/08/2009)

>   Tổ chức thẩm định giá BĐS vẫn đứng ngoài "sân chơi" (24/08/2009)

>   Yêu cầu "siết" quản lý giá ô tô nhập khẩu (24/08/2009)

>   Thép thừa, thép thiếu (24/08/2009)

>   Châu Âu ưa chuộng hải sản Việt Nam (24/08/2009)

>   Vì sao thép nội “lép vế”? (24/08/2009)

>   Gần 100.000 tấn đường tồn kho (24/08/2009)

>   Bao giờ hết tạm thu? (24/08/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật