Thứ Ba, 04/08/2009 06:49

Bảo hiểm không sợ khủng hoảng

600 sản phẩm phi nhân thọ đã đăng ký. Gần 200 sản phẩm nhân thọ được phê duyệt.

Theo phân tích và đánh giá của Công ty Cung cấp dịch vụ tư vấn và nghiên cứu thị trường toàn cầu (RNCOS), bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam sẽ tăng trưởng 25% mỗi năm và kéo dài từ năm 2009 đến 2013.

Doanh thu tăng, sản phẩm đa dạng

Mặc dù đang khủng hoảng kinh tế toàn cầu, ngành kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam vẫn phát triển mạnh. Theo thống kê gần đây nhất, Việt Nam có hơn 39 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ và có khoảng 10 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

Doanh thu ngành bảo hiểm tăng mạnh. Trong sáu tháng đầu năm 2009, doanh thu khai thác bảo hiểm gốc đạt hơn 11 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt hơn sáu tỷ đồng, bảo hiểm nhân thọ ước đạt hơn sáu tỷ đồng. Phần còn lại là doanh thu từ hoạt động môi giới và tái bảo hiểm.

Bên cạnh đó, các mạng lưới bảo hiểm và các gói bảo hiểm xuất hiện ngày càng đa dạng. Theo thống kê của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, thị trường bảo hiểm trong nước năm 1999 chỉ có 20 sản phẩm bảo hiểm nhưng đến nay khối bảo hiểm phi nhân thọ đã có 600 sản phẩm đăng ký với Bộ Tài chính và khối bảo hiểm nhân thọ cũng có gần 200 sản phẩm bảo hiểm được Bộ Tài chính phê duyệt.

Chơi không đẹp sẽ phải bỏ cuộc

Ông Carlos Vanegas, Tổng Giám đốc Công ty Bảo hiểm Liberty, nhận xét nguyên nhân các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam tăng trưởng dữ dội là do mức sống, thu nhập của người dân ngày càng cao. Họ có nhiều tài sản đắt giá hơn như ôtô, máy bay... Những thứ đó cần được bảo vệ nên ngành bảo hiểm sẽ có nhiều cơ hội phát triển.

Cũng theo ông Carlos Vanegas, trong nền kinh tế phát triển ngày càng mạnh, các công ty, xí nghiệp muốn hoạt động bền vững sẽ phải mua bảo hiểm sức khỏe cho công nhân, cũng như bảo hiểm các loại nhà xưởng, vật chất.

Ông Carlos Vanegas cho rằng việc xuất hiện nhiều doanh nghiệp bảo hiểm cũng sẽ tạo ra sức cạnh tranh mới, mang lại nhiều lợi ích hơn cho người tham gia bảo hiểm. Với thị trường sôi động ở Việt Nam, chắc chắn thời gian tới sẽ có nhiều doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam.

Một điều quan trọng trong cuộc đua mới là các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải chuyển sang xu hướng mới. Đó là tìm cách để trả tiền bảo hiểm chứ không phải tìm cách né tránh như hiện nay. Đồng thời các doanh nghiệp phải có đội ngũ chăm sóc khách hàng chu đáo. Nếu doanh nghiệp nào không sòng phẳng và chăm sóc khách hàng tốt sẽ sớm rời bỏ thị trường.

Ở một góc độ cạnh tranh khác, ông Lai Chi Minh, Tổng Giám đốc Cathay Life Việt Nam, cho rằng các doanh nghiệp muốn tồn tại phải phát triển theo xu hướng đa dạng ngành nghề, bảo hiểm phải đi đôi với tài chính ngân hàng, như thế mới có thể bảo đảm tiềm lực kinh tế. Ngoài ra còn phải đầu tư mạnh về đội ngũ nhân lực và cần có các gói về bảo hiểm đa dạng, nếu không sẽ bị đào thải.

Theo dự đoán của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm, bên cạnh việc cạnh tranh với các sản phẩm thông thường, các gói sản phẩm bảo hiểm đòi hỏi công nghệ cao như bảo hiểm hàng không, dầu khí, đóng tàu hay các công trình ngầm đang được xem là thị trường hấp dẫn và được các doanh nghiệp quan tâm.

Bá Huy

Pháp luật

Các tin tức khác

>   VietBank hỗ trợ vay vốn mua nhà dự án của Vincon (04/08/2009)

>   Tỷ giá hạch toán ngoại tệ tháng 8: 1 USD= 16.960 đồng (04/08/2009)

>   Cảnh giác với giấy tờ, con dấu giả (03/08/2009)

>   2009, Việt Nam lạm phát sẽ dưới 10% (04/08/2009)

>   Vàng Thế giới trao giải “Đầu tư thử - Thắng tiền thật” (03/08/2009)

>   Xu hướng lãi suất sẽ ra sao? (03/08/2009)

>   Thêm ngân hàng nước ngoài mở ngân hàng con (03/08/2009)

>   Bài 1: Hàng chục tỷ đồng mỗi ngày đi về đâu? (03/08/2009)

>   Các công ty thép bối rối vì thiếu ngoại tệ (03/08/2009)

>   Giá vàng đầu tuần tăng nhẹ (03/08/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật