Thứ Hai, 03/08/2009 19:28

Cảnh giác với giấy tờ, con dấu giả

Ngân hàng nhà nước vừa nhận được một bản sao văn bản Quyết định của Ngân hàng nhà nước số 0725/QĐ-NHNN ngày 12/4/2009 về việc cho phép thành lập Công ty TNHH tài chính một thành viên Delaware Việt Nam. Sau khi xác minh, Ngân hàng nhà nước khẳng định văn bản này là giả mạo, Ngân hàng Nhà nước không ban hành một văn bản nào có nội dung, hình thức tương tự.

Để ngăn chặn những thiệt hại kinh tế có thể xảy ra từ hành vi giả mạo trên, Ngân hàng Nhà nước đề nghị các tổ chức và cá nhân nâng cao cảnh giác và thông tin kịp thời đến các cơ quan chức năng (Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công an,...) để xử lý.

Trước đó, Công an Thành phố Hà Nội cũng đã điều tra, làm rõ dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Dự án đầu tư xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế và văn hóa Hòa Lạc - Hà Nội, thông qua việc làm giả Giấy chứng nhận đầu tư số 6498CNĐT/UB có chữ  ký của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo và con dấu của UBND Thành phố.

Theo Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật - Bộ Tư pháp, để nhận biết một văn bản là giả mạo cần phải quan tâm đến một số vấn đề sau:

Thứ nhất, về hình thức văn bản. Văn bản do cơ quan hành chính nhà nước ban hành bao giờ cũng phải tuân theo một quy định chung về cỡ chữ, kiểu chữ, kỹ thuật trình bày và đặc biệt văn bản hành chính không sử dụng những font chữ nghệ thuật. Ngoài ra, văn bản phải có địa danh, ngày, tháng, năm ban hành; tên loại văn bản, trích yếu; nội dung; viết đúng chính tả, ngữ pháp tiếng Việt và văn phong pháp luật; nơi nhận; chữ ký; đóng dấu (kể cả các dấu chỉ mức độ mật, dấu chỉ mức độ khẩn) và cách trình bày.

Thứ hai, một văn bản hợp pháp phải được ban hành đúng thẩm quyền. Cụ thể, phải xem xét xem cơ quan, cá nhân đó có thẩm quyền ban hành văn bản đó không hay văn bản này thuộc thẩm quyền ban hành của cơ quan, cá nhân khác. Chẳng hạn, cùng một nội dung là cấp giấy chứng nhận đầu tư nhưng tùy loại dự án đầu tư vào lĩnh vực gì, vốn điều lệ bao nhiêu… mà có thể do Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc do Ban quản lý các khu công nghiệp cấp.

Thứ ba, nội dung của văn bản đó có phù hợp với quy định của pháp luật không? Tức là có phù hợp với văn bản của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên hay không? Có phù hợp với nội dung, mục đích của pháp luật hay không? Và có phù hợp với nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước không?

Một điểm lưu ý nữa, trong nội dung văn bản luôn phải có một điều khoản quy định về hiệu lực của văn bản. Đối với văn bản hành chính, thông thường hiệu lực của văn bản là kể từ ngày ký ban hành. Nhưng đối với các văn bản quy phạm pháp luật thì ngày có hiệu lực của văn bản sẽ muộn hơn (trừ một số trường hợp khẩn cấp hoặc để kịp thời đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai, dịch bệnh).

Khánh Ngọc

Chính Phủ

Các tin tức khác

>   2009, Việt Nam lạm phát sẽ dưới 10% (04/08/2009)

>   Vàng Thế giới trao giải “Đầu tư thử - Thắng tiền thật” (03/08/2009)

>   Xu hướng lãi suất sẽ ra sao? (03/08/2009)

>   Thêm ngân hàng nước ngoài mở ngân hàng con (03/08/2009)

>   Bài 1: Hàng chục tỷ đồng mỗi ngày đi về đâu? (03/08/2009)

>   Các công ty thép bối rối vì thiếu ngoại tệ (03/08/2009)

>   Giá vàng đầu tuần tăng nhẹ (03/08/2009)

>   Mở NH ở Campuchia: Phương án nào để thâm nhập? (03/08/2009)

>   Chìa khóa “mở cửa” thị trường bảo hiểm nhân thọ (03/08/2009)

>   Tỷ giá USD/VND: Cho thị trường cơ hội bày tỏ? (02/08/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật