Thứ Hai, 27/07/2009 23:57

Trung Quốc đối mặt với vấn đề nợ chìm

(Vietstock) – Mặc dù có tốc độ tăng trưởng nhanh, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vẫn tiềm ẩn khả năng lún sâu vào nợ nhiều hơn so với người nghĩ. Trên bề mặt, Trung Quốc cho thấy một sự trái ngược ngân sách so với Mỹ, khi vẫn giữ một mức trần nợ công thấp đáng kể, mặc dù chính phủ nước này gia tăng chi tiêu lớn để thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính.

Nhưng khi lãnh đạo hai nước Trung, Mỹ gặp nhau trong tuần này, có thể họ sẽ tạm dừng để phản ánh tình hình trước khi đưa ra những lời chỉ trích nhau, vì nợ chìm so với giá trị nợ sổ sách của Trung Quốc có khả năng xấu hơn nhiều so với bề ngoài.

Nhờ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm qua, và cả sự gia tăng nhanh chóng nguồn thu của chính phủ, tỷ lệ Nợ/GDP chính thức của Trung Quốc ở mức 17.7% trong năm qua, thấp hơn nhiều so với hầu hết các nước lớn khác.

Vấn đề là số nợ này loại trừ nợ của chính quyền địa phương, sự gia tăng nhanh trong nợ… của Bắc Kinh và các khoản nợ xấu của hệ thống ngân hàng nhưng không được soát xét.

Nếu tất cả những khoản này được tính vào, các nhà phân tích ước tính nợ của Trung Quốc có thể lên tới gần 60% GDP, gần bằng mức nợ của Mỹ trong năm qua (70%) trước khi nước này công bố một kế hoạch kích thích kinh tế khổng lồ.

Trong năm nay, Mỹ dự tính dành 12.9% GDP cho thâm hụt ngân sách liên bang, trong khi đó Trung Quốc đặt mục tiêu con số này ở mức 2.9%.

Nhưng tình hình tài chính của Trung Quốc đang tệ hơn kỳ vọng của chính phủ.

Đây có thể là một vấn đề cần tranh luận. Với việc nền kinh tế đang trở lại quỹ đạo tăng trưởng nhanh và tăng trưởng đầu tư trong khu vực tư. Rất ít người nghĩ rằng Bắc Kinh sẽ cần gia tăng kích cầu sau gói kích cầu trị giá 585 tỷ đô kéo dài trong 2 năm.

Nguồn thu của chính phủ đã sụt giảm 2.4% trong nửa đầu năm nay nếu so với năm trước. Trước đó, con số kỳ vọng của chính phủ là tăng 8%! Trong nửa cuối năm nay, Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng chi tiêu với việc thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng.

Nguồn thu từ thuế gắn chặt với hoạt động kinh tế, nên sự tăng trưởng nhanh trở lại có thể mang lại sự gia tăng nguồn thu cho chính phủ. Tuy nhiên, sự cải thiện kinh tế trong tháng 6 chủ yếu đến từ doanh số bán nhà, không năm trong nguồn thu nên khó khăn vẫn chờ đợi phía trước.

Isaac Meng, nhà kinh tế ở BNP Paribas ở Bắc Kinh, cho rằng:” Mặc dù chúng ta tin rằng nền kinh tế phục hồi sẽ gia tăng nguồn thu cho chính phủ, mức thâm hụt sẽ ở mức khoảng 5% mỗi năm trong vòng 3 năm tới.”

Nhưng lo lắng thật sự ở chỗ tình hình nợ gián tiếp.

Đầu năm nay, Bộ Tài chính Trung Quốc đã ước tính nợ của chính quyền địa phương vào khoảng 4 ngàn tỷ CNY, hay 16.5% GDP, cao hơn nhiều so với những dự báo trước đây.

Tốc độ tăng trưởng mạnh của Trung Quốc

Trên và sau đó là con số 400 tỷ CNY nợ xấu trong tài khoản các ngân hàng, và ít nhất khoảng 1 ngàn tỷ CNY nợ quá hạn trong các ngân hàng và các công ty quản lý tài sản.

Một sự tăng trưởng vượt bậc tín dụng ngân hàng trong năm nay nghĩa là con số tổng nợ càng gia tăng về quy mô.

Các ngân hàng vẫn gia tăng cho vay các dự án đầu tư cơ sở hạ  tầng với sự đảm bảo của chính phủ. Green, nhà kinh tế của Standard Charted Bank ở Thượng Hải “dè dặt” ước tính rằng trái phiếu chính phủ chỉ để bù đắp các khoản tín dụng trong năm cũng phải lên tới 1.75 ngàn tỷ CNY. Con số này cũng đủ đẩy thâm hụt ngân sách  lên mức 10% GDP trong năm 2009.

“Quả bom nợ”

Vấn đề khó giải quyết nhất là tiềm năng về một “quả bom nợ”, theo cách nói của tờ China’s Economic Observer, giữ sao cho ở mức thấp hơn vì chính quyền liên quan tới kỹ thuật tài chính không rõ ràng và mức đòn bẫy cao.

Các điều luật ngăn cấm các ngân hàng Trung Quốc tài trợ vốn cổ phần cho chính phủ để chính phủ có thể tài trợ nợ cho các dự án đầu tư. Nhưng các chính quyền địa phương và các ngân hàng bây giờ đã tìm được cách để lách luật bằng việc thành lập cái gọi là các công ty tín thác.

Quy trình này được thực hiện một cách rất đơn giản. Các công ty tín thác thiết kế một sản phẩm đặc biệt gọi là “Sản phẩm của cải”, và các ngân hàng bán cho các khách hàng của họ. Các ngân hàng sau đó chuyển giao cho các quỹ tín thác, và những công ty này, ngược lại chuyển giao chúng cho chính phủ như một nguồn vốn cổ phần.

Các chính quyền địa phương, trong ngắn hạn, chồng nợ lên nợ. Nhà làm luật ngân hàng Trung Quốc đã bắt đầu cảnh báo các quỹ tín thác và các ngân hàng về sự gia tăng rủi ro.

Cách đây không lâu, nợ xấu của hệ thống ngân hàng đã đặt nền kinh tế đang mở rộng mối đe dọa về một khoản nợ khổng lồ. Giải pháp trọng tâm trong thập kỷ qua là mức tăng trưởng 2 con số được duy trì ổn định, làm tăng mẫu số trong tỷ số Nợ/GDP, và tạo ra thuế  để làm giảm tử số (Nợ).

Bắc Kinh đang xem xét việc tăng thuế một số mặt hàng có thể - như thuốc lá – nhưng mở rộng tăng trưởng vẫn là giải pháp chính để giảm nợ của chính phủ.

Tuy nhiên, trước mắt, ít nhất chính quyền có thể hoàn toàn tự tin, thậm chí nếu phải phát hành nhiều hơn kế hoạch 950 tỷ CNY trái phiếu trong năm nay và nhiều hơn để bù đắp cho khoản thiếu hụt trong những năm tới.

Cao Vệ (Theo CNN Money)

Các tin tức khác

>   Chứng khoán châu Á chưa giảm nhiệt (27/07/2009)

>   Ngân hàng 'biến mất' sau một đêm (27/07/2009)

>   Các ngân hàng hàng đầu Mỹ giảm tốc cho vay (27/07/2009)

>   Đà gia tăng thất nghiệp ở Nga bắt đầu "giảm tốc" (27/07/2009)

>   Sốt giá Sichuan Expressway, Nikkei vượt rào 10,000 điểm (27/07/2009)

>   CK Châu Á: Lo ngại về thanh khoản và bong bóng tài sản (27/07/2009)

>   Đáy khủng hoảng kinh tế vẫn ở phía trước (27/07/2009)

>   Mỹ: Ngân hàng khoe lãi, nhưng... chưa ổn (27/07/2009)

>   Chủ tịch FED: Thất nghiệp vẫn sẽ cao (27/07/2009)

>   Ericsson chi 1.13 tỷ USD mua lại các tài sản của Nortel (27/07/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật