Thứ Hai, 27/07/2009 09:34

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giám sát sử dụng vốn, tài sản nhà nước:

Tính an toàn của các ngân hàng thương mại bị đe doạ

Ngày 26.7, Đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội kết thúc các buổi làm việc với Ngân hàng Nhà nước, TCty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), Bộ NNPTNT và Bộ Công Thương về việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các tập đoàn, TCty nhà nước.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và SCIC thì hiện nay có 45 tập đoàn, TCty đầu tư, góp vốn, mua cổ phần của các tổ chức tín dụng. Có tình trạng một số tập đoàn, TCty tham gia góp vốn vào nhiều ngân hàng khác nhau, thậm chí thành lập Cty tài chính trực thuộc, nhưng vẫn tham gia góp vốn tại ngân hàng, tạo ra mối liên kết, sở hữu chéo giữa các ngân hàng thương mại và tập đoàn, TCty, gây xung đột lợi ích, đe dọa tính an toàn trong hoạt động của các ngân hàng thương mại. Từ thực trạng này, Ngân hàng Nhà nước đề nghị trao thêm quyền giám sát cho Ngân hàng Nhà nước đối với cả tập đoàn, TCty và Cty tài chính, ngân hàng thương mại trực thuộc.

Tại buổi làm việc, Đoàn giám sát của UBTVQH nhận xét: Hiện nay, số liệu mà Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và các tập đoàn, TCty báo cáo với đoàn giám sát đang vênh nhau. Vì vậy, đoàn giám sát đề nghị:  Cần rà soát lại toàn bộ số liệu về việc góp vốn hoặc đầu tư của các tập đoàn, TCty vào các tổ chức tín dụng cũng như mức dư nợ tín dụng của các tập đoàn, TCty tại các ngân hàng thương mại; đồng thời cung cấp đầy đủ tên và số nợ của tất cả các tập đoàn, TCty 90, 91; giải trình rõ những tập đoàn, TCty nào thuộc diện phải khoanh nợ, cơ cấu lại nợ ngân hàng...

Đoàn giám sát cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước phải báo cáo bổ sung ngay việc thực hiện chức năng chủ sở hữu của nhà nước tại các ngân hàng thương mại sau khi cổ phần hóa; đánh giá mối quan hệ giữa các ngân hàng thương mại với SCIC.

Theo báo cáo của hai bộ: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, hiện nay có quy định bảo toàn vốn nhà nước, nhưng không có cơ chế xác định hiệu quả của vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, khiến trách nhiệm của doanh nghiệp còn mờ nhạt. Tình hình tài chính ở nhiều doanh nghiệp nhà nước thuộc quản lý của hai bộ này cũng rất khó khăn, lỗ lũy kế, nợ phải thu khó đòi khá lớn; khả năng thanh toán hạn chế, nợ phải trả quá hạn lớn, thậm chí có những doanh nghiệp bị mất hết vốn nhà nước và đứng bên bờ vực phá sản.

Đoàn giám sát chỉ rõ, các bộ chưa xác định rõ những lĩnh vực nào Nhà nước cần nắm cổ phần chi phối; việc tách chức năng quản lý của bộ chủ quản đối với các tập đoàn, TCty chưa dứt điểm nên bộ máy vẫn cồng kềnh, kém hiệu quả; vốn nhà nước tại các tập đoàn, TCty có tăng lên, nhưng mức tăng chưa tương ứng với các lợi thế; các TCty đầu tư trái ngành, bị thua lỗ, làm thâm hụt vốn của Nhà nước cũng chưa bị xử lý nghiêm... Một số ý kiến đề nghị: Chấm dứt ngay tình trạng Cty mẹ cũng có vốn nhà nước, công ty con, công ty cháu cũng có vốn nhà nước...

Đ.L.T tổng lược

lao động

Các tin tức khác

>   Các doanh nghiệp VN vay nước ngoài gần 1,5 tỉ USD (27/07/2009)

>   Bảo hiểm xã hội VN hạch toán thiếu trên 1.200 tỉ đồng (27/07/2009)

>   Bài toán ngoại tệ (26/07/2009)

>   Huy động VND: Căng lãi suất, thêm tiện ích (26/07/2009)

>   TPHCM: Sẽ có cơ chế quản lý các sàn giao dịch vàng (26/07/2009)

>   Vàng chốt tuần ở 21,09 triệu đồng mỗi lượng (25/07/2009)

>   Cẩn trọng với rủi ro (25/07/2009)

>   Lãi suất huy động vàng… hạ nhiệt (25/07/2009)

>   Các NH lớn tăng lãi suất huy động: Có thành chuyện “nóng”? (25/07/2009)

>   Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của DN: Lại vướng... cơ chế (25/07/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật