Chủ Nhật, 26/07/2009 17:13

Thị trường không cần nước mắt:

Bài toán ngoại tệ

Theo các chuyên gia tài chính, cung cầu đồng USD trên thị trường Việt Nam không mất cân bằng vì tỷ lệ nhập siêu đến thời điểm hiện nay không quá cao với cùng kỳ các năm trước. Mặt khác, lượng USD dự trữ của Ngân hàng Nhà nước khá lớn; USD do Việt kiều, người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài gửi về trong 6 tháng đầu năm 2009 ước chừng hơn 1 tỷ USD. Trước các dữ liệu này, có chuyên gia đã lạc quan nhận định, lượng USD như vậy là dồi dào so với nền kinh tế của Việt Nam.

Thế nhưng, hiện các doanh nghiệp cần USD để nhập khẩu hàng hóa lại không thể mua được ở các ngân hàng thương mại theo tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước qui định vì các ngân hàng không có để bán. Ngân hàng thiếu USD vì doanh nghiệp có USD không bán, lý do khác là tiền gửi  tiết kiệm bằng USD của người dân cũng không nhiều bởi lãi suất thấp nên họ đầu tư vào vàng để bảo đảm an toàn hoặc đầu tư vào bất động sản vì giá đất, giá nhà có chiều hướng tăng. Do thiếu USD, không ít doanh nghiệp đã có hợp đồng với đối tác nước ngoài đành phải gom USD ngoài thị trường tự do khiến cho giá hàng hóa nhập khẩu bị đội lên. Một câu hỏi đặt ra là tại sao các doanh nghiệp có USD găm giữ không chịu bán lại cho ngân hàng? Các chuyên gia kinh tế đưa ra 3 lý do: Thứ nhất, giữ đô la Mỹ không mất giá như giữ tiền đồng Việt Nam. Thứ hai, là do chính sách kích cầu, doanh nghiệp vay được tiền đồng với lãi suất rất thấp khiến doanh nghiệp khá dồi dào về vốn nên họ không cần thiết phải bán USD. Thứ ba, qua ngân hàng làm trung gian, các doanh nghiệp bán USD cho nhau theo tỷ giá qui định nhưng họ sẽ chia chác phần chênh lệch với giá chợ đen. Trước tình trạng khan hiếm USD, Tổng Giám đốc Ngân hàng ACB cho rằng, doanh nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào USD, trong khi làm ăn buôn bán với các quốc gia có tiền mạnh lại không sử dụng tiền của chính quốc gia đó. Cách lý giải thoạt nghe rất có lý, song đem tiền đồng Việt Nam đi mua yên Nhật, nhân dân tệ Trung Quốc liệu các ngân hàng ở hai quốc gia này có chấp nhận? Khi tiền Việt Nam chưa thể dùng để thanh toán trong khu vực thì vẫn phải dùng USD hoặc tiền mạnh khác để mua yên Nhật hay nhân dân tệ và như thế vẫn phải quay lại với USD. Để thu hút tiền gửi bằng USD, Ngân hàng Nhà nước đã tăng lãi suất tiết kiệm, nhưng biện pháp này cũng không mang lại nhiều kết quả bởi lãi suất từ trái phiếu chính phủ hiện cao hơn lãi suất tiết kiệm đồng Việt Nam khiến các ngân hàng sớm muộn phải nâng lãi suất, điều này sẽ kích thích người ta gửi tiền đồng Việt Nam hơn là gửi USD.

Một số chuyên gia lý giải, chính sách kích cầu của Chính phủ thông qua  hỗ trợ lãi suất đã vượt qua độ trễ và nhiều doanh nghiệp đã có tín hiệu tích cực trong sản xuất, kinh doanh, do vậy nên mạnh dạn dừng chính sách kích cầu. Việc dừng kích cầu buộc các doanh nghiệp phải bán ngoại tệ. Mặt khác, dừng kích cầu cũng có nghĩa tiền bơm ra thị trường ít hơn, như vậy sẽ tránh được nguy cơ tái lạm phát vì thực tế có doanh nghiệp được hỗ trợ đã sử dụng không đúng mục đích... Với cung cầu ngoại tệ, khi thật cần thiết cần sử dụng các biện pháp hành chính để can thiệp kịp thời nhưng sau đó nên để cho thị trường hoạt động theo đúng qui luật. Như thế mới giải quyết tận gốc vấn đề.

Tiên Thêm Sắc

Hà Nội Mới

Các tin tức khác

>   Huy động VND: Căng lãi suất, thêm tiện ích (26/07/2009)

>   TPHCM: Sẽ có cơ chế quản lý các sàn giao dịch vàng (26/07/2009)

>   Vàng chốt tuần ở 21,09 triệu đồng mỗi lượng (25/07/2009)

>   Cẩn trọng với rủi ro (25/07/2009)

>   Lãi suất huy động vàng… hạ nhiệt (25/07/2009)

>   Các NH lớn tăng lãi suất huy động: Có thành chuyện “nóng”? (25/07/2009)

>   Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của DN: Lại vướng... cơ chế (25/07/2009)

>   TP.HCM: Phát hành trái phiếu cho dự án KĐT mới Thủ Thiêm (25/07/2009)

>   Hỗ trợ lãi suất: kẻ khóc người cười (25/07/2009)

>   Eximbank hợp tác với Ngân hàng Sumitomo Mitsui (25/07/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật