Thứ Bảy, 11/07/2009 06:12

Thời khắc châu Á đảm nhận vai trò mới

Việc châu Á thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhanh hơn các khu vực khác của thế giới cho thấy trọng tâm của thế giới đang chuyển dần từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương.

Nhưng theo Jamie F. Metzl, Phó Chủ tịch điều hành Hội Xã hội châu Á, nguyên thành viên Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ thời Tổng thống Bill Clinton, nhận định rằng các quốc gia châu Á chưa sẵn sàng đảm nhận vai trò lãnh đạo trong việc giải quyết những vấn đề toàn cầu – điều cần thiết để đảm bảo sự chuyển hướng này có thể giúp thế giới ổn định hơn.

Trong bài viết đăng trên nhất báo “Dân tộc” cuối tuần qua, tác giả Jamie F.Metzl cho biết những dấu hiệu về một châu Á đang trỗi dậy trong tình trạng cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đang lún sâu vào suy thoái là không hề nhầm lẫn.Đồng thời,khi châu Á đang có cơ hội vươn lên đối mặt với những thách thức các sự kiện toàn cầu thì châu Á lại chưa sẵn sàng để đảm nhận vai trò mới. Chẳng hạn, nếu tiêu dùng trong nước của châu Á gia tăng thì sự tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu sẽ phụ thuộc ít hơn vào sự tiêu dùng quá mức của người Mỹ đang mắc nợ và điều này sẽ có lợi cho tất cả các nền kinh tế...

Trong thế giới đơn cực, Mỹ đã có vai trò trong nỗ lực sáng lập Liên hợp quốc, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới, soạn thảo luật về nhân quyền và nhân đạo quốc tế, thúc đẩy phát triển kinh tế, kiến lập “chiếc ô” an ninh, mở cửa thị trường, tạo nền tảng cho tiến trình toàn cầu hóa và cách mạng thông tin, đóng vai trò xúc tác trong cuộc Cách mạng Xanh… Tuy vậy, do bị suy yếu bởi khủng hoảng tài chính và nợ nước ngoài cùng lúc phải đối mặt với nhiều thách thức ở Irắc và cuộc chiến ở Apsganitxtan, Mỹ có thể không còn ở vị trí độc tôn chỉ đạo cộng đồng quốc tế.

Để có thể đảm đương vai trò to lớn hơn, các nước châu Á cần làm nhiều hơn nữa để giải quyết những thách thức ngay trong khu vực, trong đó có vấn đề chủ nghĩa dân tộc đang tồn tại và làm suy yếu sự cộng tác, khiến cho khu vực bị chia rẽ. Trung Quốc – nước sắp trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới – hiện mới đóng góp 0,7% tổng viện trợ lương thực và 2% tổng mức chi cho hoạt động của LHQ, so với mức tương ứng 50% và 20% của Mỹ. Hiện Nhật Bản đã thể hiện vai trò đi đầu trong các vấn đề liên quan, nhưng châu lục này vẫn còn quá ít nước thể hiện ý thức trách nhiệm giống như vậy đối với thế giới.

Châu Á cần tăng cường cơ cấu khu vực châu Á – Thái Bình Dương như APEC, Diễn đàn khu vực ASEAN nhằm đảm bảo mối quan hệ vững mạnh hơn trong những vấn đề khu vực và thế giới cùng quan tâm. Mặc dù con đường phía trước còn dài và còn lâu mới vững mạnh bằng cơ cấu Châu Aâu – Đại Tây Dương, nhưng các nước cần phấn đấu để thế kỷ 21 là thế kỷ của châu Á – Thái Bình Dương. Tất cả các nước trong khu vực này cần việc và điều chỉnh mô hình hợp tác quốc tế theo cách có thể bao trùm cả xu thế chuyển hướng về sức mạnh kinh tế. Hy vọng trước khi xuất hiện một cơ cấu mới, Mỹ có thể lãnh đạo một cách khôn ngoan và các nước khác, nhất là các cường quốc mới của Châu Á, sẽ đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn trong việc quản lý và giải quyết các cuộc khủng hoảng trên toàn cầu.

Trong một phiên họp trước đó, bàn về khủng hoảng kinh tế và tài chính do Liên Hợp Quốc tổ chức ,Tiến sĩ Noelleen Heyzer, Giám đốc Ủy ban Kinh tế và xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Liên Hợp Quốc cho rằng châu Á sẽ không thể tự mình thoát khỏi khủng hoảng bởi các nền kinh tế phát triển như Mỹ - nơi “khơi mào” ra cuộc khủng hoảng, Nhật Bản và châu Âu cũng đang lâm vào suy thoái.Tuy nhiên,châu Á hãy sẵn sàng xem tình hình hiện nay như một cơ hội hơn là một thách thức để nắm bắt một thời khắc tạo ra bước ngoặt phát triển nhằm đảm nhận vai trò mới thoát khỏi sự phụ thuộc vào nền kinh tế của các khu vực khác.

Hải Đăng (Tổng hợp)

Công Thương

Các tin tức khác

>   Mỹ: Tiết kiệm điện được trừ thuế (11/07/2009)

>   Trung Quốc: Triển khai kế hoạch tăng cường sức mạnh nội tệ (10/07/2009)

>   "Nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽ tăng trở lại vào năm 2010" (10/07/2009)

>   Ukraine và IMF đạt thỏa thuận khoản tín dụng mới (10/07/2009)

>   OECD: Một số nền kinh tế lớn có dấu hiệu phục hồi (10/07/2009)

>   40% doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc phải đóng cửa (10/07/2009)

>   AIG xin phép để được trả thưởng (10/07/2009)

>   CK Châu Á kéo lê giữa bộn bề nỗi lo kinh tế (10/07/2009)

>   Trung Quốc tiếp tục đầu tư vào các mỏ ở Ôxtrâylia (10/07/2009)

>   Mỹ: Số người xin trợ cấp thất nghiệp mới giảm xuống mức thấp nhất trong 6 tháng qua (10/07/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật