Thứ Sáu, 10/07/2009 18:32

CK Châu Á kéo lê giữa bộn bề nỗi lo kinh tế

(Vietstock) – Phiên giao dịch cuối tuần tại Châu Á khép lại đồng thời đánh dấu ngày giảm điểm thứ 8 liên tiếp của chỉ số Nikkei. Tác nhân không đâu xa chính là tâm lý bất ổn về lợi nhuận doanh nghiệp đã đè nặng lên kỳ vọng xoay chuyển nhanh của nền kinh tế thế giới.

Nikkei

Hang Seng

Straits Times

Nguồn: YahooFinance

Phiên giao dịch đầy biến động này cũng khép lại tuần kém khởi sắc của thị trường khu vực. Theo đó, các chỉ số chính đều rút lui trước lo ngại rằng sự tăng nóng của chứng khoán trong thời gian qua đã đánh giá quá cao tốc độ và quy mô tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Giới đầu tư khu vực ít nhiều được khuyến khích bởi phiên tăng điểm khiêm tốn trên Phố Wall đêm qua. Tuy nhiên, doanh số bán lẻ yếu ớt và viễn cảnh ảm đạm trên thị trường lao động không thể giúp tâm lý thị trường phấn chấn hơn.

Theo các nhà phân tích thì tại thời điểm này dường như thị trường đang thiếu hướng đi riêng cho mình. Bằng chứng chính là sự sụt giảm của khối lượng giao dịch và sự biến động của thị trường trong các ngày vừa qua, Nguyên nhân là do nhà đầu tư chờ đợi thêm kết quả lợi nhuận từ các doanh nghiệp và triển vọng của nền kinh tế cũng như đang tạm nghỉ xả hơi trong các tháng hè.

Theo nhận xét của ông Khiem Do, Giám đốc quản lý quỹ của Công ty Quản lý tài sản Baring ở Hồng Kông thì: “Sự điều chỉnh của thị trường sau đợt tăng nóng là điều hiển nhiên. Điều làm tôi ngạc nhiên chính là việc thị trường không giảm quá sâu.”

Đa số các thị trường trong khu vực đều biến động trước khi đóng cửa giảm trong phiên giao dịch buổi chiều.

Cụ thể, chỉ số Nikkei .N225 của Nhật Bản chỉ mất 3.78 điểm (0.04%), xuống 9,287.28 điểm. Ngày tăng điểm gần đây nhất của chỉ số này là 30/6, trước khi trượt dài trong sắc đỏ suốt 8 phiên vừa qua.

Nguyên nhân chính là do trong ngày Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) công bố giá bán sỉ sụt giảm mạnh 6.6% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức sụt giảm kỷ lục và là chứng cứ mới nhất cho thấy nguy cơ giảm phát cao tại nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này.

Tại Hồng Kông, chỉ số Hang Seng .HSI giảm 82.17 điểm (0.5%), xuống 17,708.42 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc hạ 0.2%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc lùi 0.3%. Chỉ số Straits Times của Singapore đánh mất 0.2%.

Đi ngược lại xu hướng chung, chỉ số S&P/ASX của Úc nhận thêm 0.8%.

Trong bối cảnh mà sức hấp dẫn của TTCK đang trên đà sụt giảm, ít nhất là trong thời điểm hiện tại, các quỹ đầu tư chứng khoán đang đứng trước áp lực rút vốn liên tục của giới đầu tư trong những ngày gần đây .

Theo kết quả khảo sát của Tổ chức Nghiên cứu quĩ các thị trường đang nổi lên (EPFR) thì trong tuần kết thúc ngày 8/7, nhà đầu tư đã rút khoảng 1.9 tỷ USD khỏi các quỹ toàn cầu. Được biết trong tuần trước con số này là 2.8 tỷ USD.

Ngay cả các quỹ đầu tư có hoạt động tốt nhất trong các tháng qua tại một số thị trường mới nổi như Trung Quốc và Brazil cũng bị ảnh hưởng khi nhà đầu tư đã rút mất khoảng 540 triệu USD trong tuần trước do lo sợ về sức mạnh của đợt phục hồi.

Tại Châu Âu, chỉ số FTSE 100 của Anh tạm giảm 11.45 điểm (0.3%), xuống 4,147.21 điểm. Chỉ số DAX của Đức tạm mất 3.23 điểm (0.1%), xuống 4,626.84 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp tạm hạ 8.25 điểm (0.3%), xuống 3,017.69 điểm.

Chỉ số Dow Jones tương lai tạm giảm 22 điểm (0.3%), xuống 8,112 điểm. Chỉ số S&P 500 tương lai tạm giảm 2.2 điểm (0.3%), xuống 876.70 điểm.

Giá dầu quay đầu đi xuống với hợp đồng dầu giao Tháng 8 giảm35 cent/thùng, xuống 60.06 USD/thùng.

Đồng USD suy yếu 0.4%, xuống 92.68 JPY/USD. Đồng EUR suy yếu 0.8%, xuống 1.3905 USD/EUR.

Phạm Thị Phước (Theo YahooFinance, AP)

Các tin tức khác

>   Trung Quốc tiếp tục đầu tư vào các mỏ ở Ôxtrâylia (10/07/2009)

>   Mỹ: Số người xin trợ cấp thất nghiệp mới giảm xuống mức thấp nhất trong 6 tháng qua (10/07/2009)

>   California: Nỗi lo thiếu hụt ngân sách (10/07/2009)

>   Nhật Bản: Nguy cơ giảm phát sâu hơn do giá bán sỉ sụt giảm (10/07/2009)

>   Tuynidi có khả năng thoát khỏi khủng hoảng KT vào năm 2010 (10/07/2009)

>   Braxin tăng cường đầu tư tại Cuba (10/07/2009)

>   Trung Quốc kêu gọi đa dạng hóa đồng tiền dự trữ (10/07/2009)

>   Kinh tế Nga có thể tăng trưởng 1% năm 2010 (10/07/2009)

>   Viễn cảnh tươi sáng hơn cho kinh tế thế giới (10/07/2009)

>   Mỹ chấn động bởi vụ lừa đảo vay thế chấp 100 triệu USD (10/07/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật