Thứ Sáu, 10/07/2009 15:02

Nhật Bản: Nguy cơ giảm phát sâu hơn do giá bán sỉ sụt giảm

(Vietstock) – Giá bán sỉ của Nhật Bản trong Tháng 6 giảm với tốc độ kỷ lục 6.6% so với cùng kỳ năm ngoái khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này ngày càng trượt dài vào tình trạng giảm phát lần thứ hai trong vòng một thập kỷ qua.

Chi phí nguyên liệu thô và dầu suy yếu gây sức ép nặng nề lên giá bán sỉ. Đồng thời, giá cả thành phẩm giảm cũng được cho là nguyên nhân dẫn đến nhu cầu ảm đạm trong nước sau khi các doanh nghiệp thắt chặt chi tiêu và cắt giảm việc làm khi nền kinh tế nước này co lại đến mức kỷ lục trong quý 1.

Tetsuro Sawano, chiến lược gia cấp cao tại Công ty chứng khoán Mitsubishi UFJ Securities nhận định: “Giá bán sỉ có khả năng sụt giảm mạnh hơn 7% trong ba tháng 7, 8 và 9. Các số liệu được công bố trong ngày hôm nay sẽ giúp cho Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) giữ cái nhìn thận trọng đối với nền kinh tế”.

Được biết, lạm phát trong lĩnh vực bán sỉ cũng biến mất sau khi chạm mức cao 27 năm vào Tháng 8 năm ngoái do khủng hoảng tài chính toàn cầu kéo theo đà sụt giảm của giá cả hàng hóa.

Bên cạnh đó, chỉ số giá hàng hoá doanh nghiệp (CGPI) trong Tháng 5 sụt giảm 6.4% so với cùng kỳ năm ngoái, mạnh hơn mức dự báo bình quân của thị trường và mức đã điều chỉnh 5.5%. Đây là tháng sụt giảm thứ sáu liên tiếp của chỉ số này.

Chịu ảnh hưởng từ nhu cầu suy yếu, giá thành phẩm nội địa trong Tháng 6 tụt mất 2.6% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức sụt giảm mạnh nhất kể từ năm 2002. Điều này dự đoán sẽ tác động mạnh mẽ lên giá tiêu dùng vốn đã sụt giảm đến mức kỷ lục 1.1% trong Tháng 5 so với cùng kỳ năm trước.

Giá bán sỉ được dự đoán còn giảm mạnh hơn so với giá tiêu dùng. Các số liệu giá tiêu dùng Tháng 6 sẽ được công bố vào cuối tháng này.

Nhầm báo động tính rủi ro của tình trạng giảm phát sâu và sự suy yếu trong nhu cầu hàng hóa, Chính phủ Nhật Bản đưa ra dự báo khả năng cung ứng hiện tại đã vượt quá nhu cầu thực tế lên đến 45 nghìn tỷ JPY (tương đương 484 tỷ USD) mỗi năm.

Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) và các nhà kinh tế trong khu vực tư nhân dự báo khả năng giảm phát sẽ diễn ra ít nhất là 2 năm.

Đứng trước các quan điểm cho rằng việc sụt giảm có thể chững lại hoặc sẽ trở nên nghiêm trọng hơn gây ảnh hưởng nặng nề đến người tiêu dùng trong việc thắt chặt hầu bao, BoJ cho biết nước này thực sự đang đối mặt với một vòng xoáy giảm phát.

Được biết, ban điều hành chính sách của BoJ sẽ họp mặt vào ngày Thứ Hai và Thứ Ba tới.

BoJ đã cắt giảm lãi suất cơ bản 2 lần xuống còn 0.1% theo sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm ngoái. Cùng với đó là các biện pháp mua lại các thương phiếu và trái phiếu doanh nghiệp cũng như cung cấp các quỹ lãi suất thấp cho các ngân hàng để đối phó với các khoản nợ thế chấp của doanh nghiệp.

Khi các điều kiện tín dụng được nới lỏng bớt, cuộc thảo luận xung quanh việc BoJ có tiếp tục nới rộng các biện pháp hỗ trợ tài chính doanh nghiệp sẽ hết hạn vào Tháng 9 hay không có khả năng còn diễn ra gay gắt hơn. Trong khi đó vẫn nỗ lực phòng tránh các tín hiệu xấu đối với nền kinh tế đang suy giảm sâu hơn dẫn đến giảm phát.

Theo khảo sát của Reuters, tổng sản phẩm quốc nội  (GDP) quý 2 của Nhật sẽ tăng trưởng nhẹ 0.4%, sau khi sụt giảm kỷ lục 3.8% trong quý 1 do hoạt động sản xuất của các công ty chậm lại và gói kích thích của Chính phủ ngày càng giảm.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng bất kỳ sự phục hồi nào của Nhật Bản cũng trở nên yếu ớt do các doanh nghiệp cắt giảm việc làm và chi tiêu trong bối cảnh nhu cầu nội địa suy yếu.

Bội Mẫn (Theo Reuters, CNBC)

Các tin tức khác

>   Tuynidi có khả năng thoát khỏi khủng hoảng KT vào năm 2010 (10/07/2009)

>   Braxin tăng cường đầu tư tại Cuba (10/07/2009)

>   Trung Quốc kêu gọi đa dạng hóa đồng tiền dự trữ (10/07/2009)

>   Kinh tế Nga có thể tăng trưởng 1% năm 2010 (10/07/2009)

>   Viễn cảnh tươi sáng hơn cho kinh tế thế giới (10/07/2009)

>   Mỹ chấn động bởi vụ lừa đảo vay thế chấp 100 triệu USD (10/07/2009)

>   Vòng đàm phán Đôha sắp được nối lại (10/07/2009)

>   Suy thoái Đức có thể đã kết thúc trong quý 2 (10/07/2009)

>   EC điều tra về độc quyền với dược phẩm (09/07/2009)

>   Ngành ôtô và bài học từ Hyundai (09/07/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật