Vòng đàm phán Đôha sắp được nối lại
Tổ chức thương mại thế giới (WTO) cho biết, các cuộc thương lượng đa phương trong khuôn khổ vòng đàm phán Đôha sẽ được nối lại vào mùa thu này, trong bối cảnh có nhiều tín hiệu hứa hẹn về sự can thiệp vào quá trình này ở cấp chính trị.
Phát biểu trước báo giới ngày 7/7 tại Geneva (Thụy Sĩ), Giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Pascal Lamy cảnh báo những tác động chính trị và xã hội tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vẫn đang ở phía trước và có thể đẩy các nước lún sâu hơn vào chế độ bảo hộ mậu dịch. Cảnh báo trên của ông La-mi được đưa ra ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G-8) diễn ra tại Italia từ ngày 8-10/7.
Theo người đứng đầu WTO, trên phương diện xã hội, giai đoạn tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng vẫn chưa diễn ra, đồng nghĩa với việc các tác động chính trị nghiêm trọng nhất cũng chưa diễn ra. Ông nhấn mạnh các nước ngày càng có xu hướng áp đặt các biện pháp hạn chế thương mại bất chấp nỗ lực của cộng đồng quốc tế kìm chế chủ nghĩa bảo hộ bành trướng Tổng giám đốc Lamy cho rằng thực tế này là lời cảnh báo trong tương lai gần, WTO với tư cách là một hệ thống được vận hành nhằm ngăn chặn chủ nghĩa bảo hộ, và tái khẳng định các nước cần nhanh chóng kết thúc vòng đàm phán Doha về tự do hóa thương mại toàn cầu, đã lâm vào bế tắc hơn 8 năm qua do bất đồng về chính sách bảo hộ nông nghiệp.
Tổ chức thương mại thế giới (WTO) cho biết, các cuộc thương lượng đa phương trong khuôn khổ vòng đàm phán Đôha sẽ được nối lại vào mùa thu này, trong bối cảnh có nhiều tín hiệu hứa hẹn về sự can thiệp vào quá trình này ở cấp chính trị.
Chủ tịch ủy ban nông nghiệp của WTO, David Walker, nói với các thành viên rằng các thương lượng nông nghiệp đa phương sẽ sớm bắt đầu lại, sau khoảng 6 tháng không hoạt động kể từ cuối năm 2008.Kế hoạch này phản ánh nguyện vọng của các nước thành viên muốn thấy cuộc đàm phán có động lực mới để chuẩn bị cho việc quay trở lại vòng đàm phá Đôha trong mùa thu. Bộ trưởng Thương mại Ấn Độ Anand Sharma đầu tuần qua cho biết, “sự bế tắc trong mối bất đồng Mỹ- Ấn Độ về việc bảo vệ ngành nông nghiệp đã được giải tỏa”, và điều này sẽ tiếp thêm sinh lực cho tiến trình đàm phán Đôha ở cả cấp chính trị và kỹ thuật. Ông Walker nói rằng ông sẽ hoàn tất quá trình tham vấn với các phái đoàn, kể từ khi được bổ nhiệm làm chủ tịch ủy ban nông nghiệp ngày 22/4, thay ông Crawford Falconer. Ông nhiệt liệt hoan nghênh những tuyên bố của các thành viên trong cuộc họp ngày 18/6 rằng họ muốn đẩy mạnh các cuộc thương lượng, cũng như những cam kết nhằm khỏa lấp những khác biệt trong lập trường của mình.
Bước sắp tới trong tiến trình đa phương sẽ là một loạt các phiên họp giữa các liên minh đại diện cho các thành viên chủ chốt của WTO. Sau đó, ông Walker sẽ tiến hành các cuộc tham vấn khác nhau trong tháng 7, cùng với một cuộc họp không chính thức khác của ủy ban nông nghiệp vào tháng 8. Các cuộc họp này sẽ giúp làm rõ quan điểm của các thành viên về những vấn đề chính trị và qua đó sẽ quyết định ở cấp chính trị nào (như cấp bộ trưởng) hay những vấn đề nào cần được giải quyết ở cấp kỹ thuật.
Một số nước thành viên, kể cả EU và Mỹ, nói tại cuộc họp không chính thức rằng kết thúc vòng đàm phán Đôha là cần thiết cho việc giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay. EU nhận định, thỏa thuận Đôha sẽ thúc đẩy WTO như là một “bức tường thành ngăn chặn chủ nghĩa bảo hộ”. Một số nước kém phát triển kêu gọi thực thi nhanh chóng một số biện pháp về thuế quan và thâm nhập thị trường không hạn chế.
Trong khi đó, Tổng giám đốc WTO Pascal Lamy tuần trước phát biểu với báo Sueddeutsche Zeitung của Đức rằng, ông “lạc quan” cho rằng thỏa thuận Đôha có thể hoàn tất vào năm 2010. Theo ông, thỏa thuận vòng đàm phán Đôha có thể đem lại khoảng 150 tỷ USD cho kinh tế thế giới và có vai trò quan trọng nhằm ngăn chặn tác động của suy thoái toàn cầu. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo: “cho đến nay chỉ có những tuyên bố chính trị về ý định. Các cuộc thương lượng có thực sự đạt được tiến bộ không còn phục thuộc vào Quốc hội Mỹ”. Vòng đàm phán Đôha sắp được nối lại
Tổ chức thương mại thế giới (WTO) cho biết, các cuộc thương lượng đa phương trong khuôn khổ vòng đàm phán Đôha sẽ được nối lại vào mùa thu này, trong bối cảnh có nhiều tín hiệu hứa hẹn về sự can thiệp vào quá trình này ở cấp chính trị.
Phát biểu trước báo giới ngày 7/7 tại Geneva (Thụy Sĩ), Giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Pascal Lamy cảnh báo những tác động chính trị và xã hội tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vẫn đang ở phía trước và có thể đẩy các nước lún sâu hơn vào chế độ bảo hộ mậu dịch. Cảnh báo trên của ông La-mi được đưa ra ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G-8) diễn ra tại Italia từ ngày 8-10/7.
Theo người đứng đầu WTO, trên phương diện xã hội, giai đoạn tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng vẫn chưa diễn ra, đồng nghĩa với việc các tác động chính trị nghiêm trọng nhất cũng chưa diễn ra. Ông nhấn mạnh các nước ngày càng có xu hướng áp đặt các biện pháp hạn chế thương mại bất chấp nỗ lực của cộng đồng quốc tế kìm chế chủ nghĩa bảo hộ bành trướng Tổng giám đốc Lamy cho rằng thực tế này là lời cảnh báo trong tương lai gần, WTO với tư cách là một hệ thống được vận hành nhằm ngăn chặn chủ nghĩa bảo hộ, và tái khẳng định các nước cần nhanh chóng kết thúc vòng đàm phán Doha về tự do hóa thương mại toàn cầu, đã lâm vào bế tắc hơn 8 năm qua do bất đồng về chính sách bảo hộ nông nghiệp.
Tổ chức thương mại thế giới (WTO) cho biết, các cuộc thương lượng đa phương trong khuôn khổ vòng đàm phán Đôha sẽ được nối lại vào mùa thu này, trong bối cảnh có nhiều tín hiệu hứa hẹn về sự can thiệp vào quá trình này ở cấp chính trị.
Chủ tịch ủy ban nông nghiệp của WTO, David Walker, nói với các thành viên rằng các thương lượng nông nghiệp đa phương sẽ sớm bắt đầu lại, sau khoảng 6 tháng không hoạt động kể từ cuối năm 2008.Kế hoạch này phản ánh nguyện vọng của các nước thành viên muốn thấy cuộc đàm phán có động lực mới để chuẩn bị cho việc quay trở lại vòng đàm phá Đôha trong mùa thu. Bộ trưởng Thương mại Ấn Độ Anand Sharma đầu tuần qua cho biết, “sự bế tắc trong mối bất đồng Mỹ- Ấn Độ về việc bảo vệ ngành nông nghiệp đã được giải tỏa”, và điều này sẽ tiếp thêm sinh lực cho tiến trình đàm phán Đôha ở cả cấp chính trị và kỹ thuật. Ông Walker nói rằng ông sẽ hoàn tất quá trình tham vấn với các phái đoàn, kể từ khi được bổ nhiệm làm chủ tịch ủy ban nông nghiệp ngày 22/4, thay ông Crawford Falconer. Ông nhiệt liệt hoan nghênh những tuyên bố của các thành viên trong cuộc họp ngày 18/6 rằng họ muốn đẩy mạnh các cuộc thương lượng, cũng như những cam kết nhằm khỏa lấp những khác biệt trong lập trường của mình.
Bước sắp tới trong tiến trình đa phương sẽ là một loạt các phiên họp giữa các liên minh đại diện cho các thành viên chủ chốt của WTO. Sau đó, ông Walker sẽ tiến hành các cuộc tham vấn khác nhau trong tháng 7, cùng với một cuộc họp không chính thức khác của ủy ban nông nghiệp vào tháng 8. Các cuộc họp này sẽ giúp làm rõ quan điểm của các thành viên về những vấn đề chính trị và qua đó sẽ quyết định ở cấp chính trị nào (như cấp bộ trưởng) hay những vấn đề nào cần được giải quyết ở cấp kỹ thuật.
Một số nước thành viên, kể cả EU và Mỹ, nói tại cuộc họp không chính thức rằng kết thúc vòng đàm phán Đôha là cần thiết cho việc giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay. EU nhận định, thỏa thuận Đôha sẽ thúc đẩy WTO như là một “bức tường thành ngăn chặn chủ nghĩa bảo hộ”. Một số nước kém phát triển kêu gọi thực thi nhanh chóng một số biện pháp về thuế quan và thâm nhập thị trường không hạn chế.
Trong khi đó, Tổng giám đốc WTO Pascal Lamy tuần trước phát biểu với báo Sueddeutsche Zeitung của Đức rằng, ông “lạc quan” cho rằng thỏa thuận Đôha có thể hoàn tất vào năm 2010. Theo ông, thỏa thuận vòng đàm phán Đôha có thể đem lại khoảng 150 tỷ USD cho kinh tế thế giới và có vai trò quan trọng nhằm ngăn chặn tác động của suy thoái toàn cầu. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo: “cho đến nay chỉ có những tuyên bố chính trị về ý định. Các cuộc thương lượng có thực sự đạt được tiến bộ không còn phục thuộc vào Quốc hội Mỹ”.
Đắc Hanh (tổng hợp)
CÔNG THƯƠNG
|