Thứ Năm, 02/07/2009 21:11

Thị trường xuất khẩu hàng dệt may: Tăng đơn hàng nhờ xoay trở

Từ đầu tháng 6.2009, một số doanh nghiệp dệt may lớn của Việt Nam đã tìm được các hợp đồng sản xuất cho đến hết tháng 10.2009, cộng thêm Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) bắt đầu có hiệu lực, hàng dệt may Việt Nam xuất sang Nhật được miễn thuế có thể kéo lượng hàng xuất khẩu tăng thêm khoảng 15%.

Xoay trở theo thị trường xuất khẩu

Ông Lê Trung Hải, phó tổng giám đốc Vinatex cho biết: “nếu trong 6 tháng đầu năm hầu hết các công ty chỉ biết trước được đơn hàng khoảng 1 tháng, thì hiện nay việc có trước đơn hàng 3-4 tháng đã là khá. Ngoài vấn đề có được hợp đồng duy trì sản xuất, thì việc chủ động trước thời gian sẽ giúp các công ty sắp xếp được các hoạt động sản xuất, đẩy hiệu quả kinh doanh tăng lên.” Tuy nhiên, theo ông Hải, cũng mới chỉ có các công ty lớn như Việt Tiến, Nh à Bè, May 10, Phương Đông… do có quá trình làm ăn lâu dài với nước ngoài, đã khẳng định được uy tín cũng như khả năng đáp ứng các đơn hàng với yêu cầu kỹ thuật cao là có hợp đồng dài hơi, còn lại các doanh nghiệp nhỏ từ trước đến nay chuyên gia công hoặc chỉ làm vệ tinh cho các công ty khác thì vẫn còn “khá mệt”.

Hiệp hội dệt may việt Nam thống kê từ các doanh nghiệp cho thấy, đơn hàng tăng nhiều nhất từ đầu năm đến nay vẫn là thị trường Nhật. Các đơn hàng từ Mỹ bị giảm do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế, nay cũng đang bắt đầu hồi phục. Thị trường Mỹ, EU cũng bắt đầu ổn định.

Về phiá các doanh nghiệp cũng chủ động thay đổi cơ cấu thị trường xuất khẩu, Mỹ từ vị trí ưu tiên số 1 nay đã lui xuống hàng 2, 3, thay vào đó là thị trường Nhật chiếm ví trí ưu tiên. Cụ thể tại công ty May Sài Gòn 3, các đơn hàng xuất khẩu đi Nhật chiếm tỉ lệ 60% đơn hàng sản xuất. Nhờ vậy so với năm trước, tỷ lệ sản xuất hàng xuất khẩu tăng thêm 10%. Tại Việt Tiến, công ty tìm cách duy trì thị trường xuất khẩu hiện có bằng các đơn hàng khó, chất lượng cao, có giá trị xuất khẩu lớn, tập trung nâng cao các đơn hàng đi vào thị trường Nhật Bản nhằm bù đắp cho sự sụt giảm của thị trường Mỹ. Hiện nay cơ cấu thị trưởng xuất khẩu đạt được như sau : thị trường Nhật Bản : 33,3%, thị trường Mỹ : 23%, thị trường EU : 26,5% và các thị trường khác là 17,2 %.

Tổng giám đốc công ty may Sài Gòn 3 khẳng định: việc tăng trưởng xuất khẩu có thể cao hơn trong thời gian tới khi nguồn nguyên phụ liệu từ Thái Lan, Indonesia sử dụng cho hàng xuất vào Nhật sẽ được tínhgiảm thuế từ 5- 10% xuống còn 0% theo Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) bắt đầu có hiệu lực từ 1.7.2009.

Khó vượt chỉ tiêu xuất khẩu

Hiệp hội dệt may Việt Nam ước tính 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu dệt may cả nước đạt 4 tỉ USD, giảm khoảng 4,7% so với cùng kỳ năm 2008. Giá xuất khẩu ước giảm 10% đến 15% so với năm 2008. Tuy nhiên sang thời điểm đầu tháng 7 này, tình hình đang thay đổi, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng vào Mỹ đang đàm phán kéo giá trở lại. Một chuyên viên lĩnh vực xuất nhập khẩu của hội cho biết: giá sản xuất sơ mi đang quay lại mức 1- 1,1USD/chiếc, giá quần khoảng 1,2- 1,5USD/chiếc.

Ông Phạm Xuân Hồng, phó chủ tịch hiệp hội dệt may Việt Nam cho biết: Đối mặt với thị trường mua hàng xuất khẩu may mặc lớn Nhất là Mỹ đang giảm sản lượng mua hàng, thì các doanh nghiệp Việt Nam đang nỗ lực tìm kiếm thị trường mới để bù đắp cho khoản giảm từ thị trường Mỹ. Hiện Trung Đông đang tiêu thụ nhiều nhất là các loại quần áo Cotton của Việt Nam, còn Nga tiêu thụ chủ yếu quần áo trẻ em, quần jeans, áo jacket…Tổng kim ngạch xuất sang thị trường mới này đang nhích dần lên, vào khoảng 4- 5%/tổng kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may.

Lợi thế khác cho hàng dệt may Việt Nam là từ trước đến nay, giá sản phẩm của Việt Nam chưa cao, nên trong bối cảnh này nhiều thị trường đều ưu tiên cho hàng từ Việt Nam hơn. Theo báo cáo của Hội đồng xúc tiến xuất khẩu sản phẩm may mặc (AEPC) của Ấn Độ, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam trong năm nay dự kiến sẽ đạt đến 10,08 tỷ USD, tăng so với mức 8,4 tỷ USD trong năm 2008 do một số thị trường lớn như Mỹ và châu Âu thích nhập khẩu hàng may mặc của Việt Nam vì giá rẻ hơn.

Tuy nhiên, vấn đề mà các doanh nghiệp, lẫn các lãnh đạo hiệp hội dệt may Việt Nam, tổng công ty dệt may Việt Nam đều lo, là khi các đơn hàng xuất khẩu bắt đầu tăng, thì tình trạng thiếu hụt lao động càng thể hiện rõ hơn.

Đại diện hiệp hội dệt may Việt Nam phân tích: dự kiến khả năng xuất khẩu cả năm đạt đến 9,5 tỉ USD khó thực hiện được, nhưng đạt mức tương đương năm ngoái- 9- 9,1 tỉ USD là nằm trong tầm tay với tốc độ đang gia tăng hàng xuất khẩu từ các công ty như hiện nay. Nhưng trước mắt, vấn đề quan trọng nhất là tìm đâu ra công nhân đáp ứng nhu cầu sản xuất…

Bích Thủy

Sài Gòn tiếp thị

Các tin tức khác

>   600 tỷ đồng cho dự án sản xuất than Coke (02/07/2009)

>   Cá tra, ba sa Việt Nam không chứa các chất độc hại (02/07/2009)

>   Phản hồi từ Mead Johnson Vietnam về kết quả kiểm tra giá sữa (02/07/2009)

>   Người tiêu dùng "thắt lòng" trước giá xăng mới (02/07/2009)

>   189 dự án nhà ở giá thấp đăng ký triển khai (02/07/2009)

>   Đánh giá trữ lượng titan tại một số tỉnh (02/07/2009)

>   Sông Mê Kông: Mỗi 1.500 MW điện, mất 9 tỉ đô la nguồn lợi thủy sản (02/07/2009)

>   Du lịch loay hoay trên "vùng trũng"... (02/07/2009)

>   Hàng Việt Nam có cơ hội lớn ở Campuchia (02/07/2009)

>   Kho bãi “trêu ngươi”! (02/07/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật