Thứ Năm, 02/07/2009 15:40

Du lịch loay hoay trên "vùng trũng"...

Có thể nói ĐBSCL xứng danh là điểm đến của những bước chân du lịch hè. Thế nhưng, cứ mỗi năm đến hè, dòng du khách đến với ĐBSCL lại gợn nỗi buồn man mác bởi sự thiếu chuyên nghiệp, manh mún... của lối khai thác du kịch theo kiểu "ăn sẵn".

Trong khi đó, nào là một Phú Quốc xanh trong giữa bốn bề biển hát, một Hà Tiên trầm mặc soi bóng mặt gương Đông Hồ thơ mộng, một Bảy Núi hùng vĩ với rừng xanh- suối hát, một Cần Thơ kiêu sa với sông nước mênh mang...

Dịch vụ: Nghèo nàn và trùng lắp

"Khám phá văn minh miệt vườn", "Về cùng văn minh sông nước"... Hè này đến bất cứ địa phương nào tại 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL, du khách cũng dễ dàng nhận ra sologan đầy hấp dẫn kiều này.

Thế nhưng đằng sau "ánh hào quang" đó là sự nghèo nàn, trùng lắp cả hình thức lẫn nội dung dịch vụ mà các đơn vị du lịch cung cấp. Đi từ Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long sang Cần Thơ, Hậu Giang... ở đâu cũng thấy sự lặp lại của mô hình phục vụ: Tham quan vườn trái cây, du thuyền trên sông nước...

Đành rằng ở ĐBSCL có thế mạnh về vùng sông nước, miệt vườn, nhưng các địa phương chỉ biết "ăn sẵn": Thấy địa phương này phất lên với mô hình tham quan vườn, địa phương khác cũng đưa vườn cây vào làm du lịch. Vì vậy, các tour cứ chồng chéo, lặp đi, lặp lại theo lối mòn... nên rất khó tìm ra du khách đủ lửa nhiệt tình trở lại lần hai.

Du lịch sông nước ĐBSCL gần như photocopy lẫn nhau, không tạo được sản phẩm du lịch độc đáo riêng có của từng địa phương. Cty Du lịch Tiền Giang từng đưa ra loại hình du lịch tát mương bắt cá nướng ăn tại chỗ, tạo được sự thích thú đối với du khách; kể cả khách quốc tế. Ấy nhưng, chẳng bao lâu sau, sản phẩm du lịch này trở thành "tiết mục" chung của khá nhiều nơi nên không còn sức thu hút đối với du khách.

Không chỉ "ăn sẵn", nhiều nơi còn lạm sát du lịch bằng sự đầu tư "hủy diệt" đẩy du lịch ĐBSCL vào thế tự đánh mất chính mình, và đánh mất khách hàng. Đáng tiếc là tệ nạn này cũng có mặt tại những danh thắng tầm thế giới và khu vực.

Sở hữu bờ biển đẹp bậc nhất thế giới, nhưng nhiều du khách đi du lịch hè ở Phú Quốc rất hiếm có cơ hội khám phá biển vì phần lớn các doanh nghiệp du lịch ở đây tập trung đầu tư cho dịch vụ "núi" với hệ thống xe chất lượng cao đưa rước khách xuyên rừng, ngắm núi... Trong khi đó các dịch vụ lặn biển ngắn san hô, khám phá thế giới muôn màu trong lòng đại dương... lại là chuyện của tương lai.

Còn ở An Giang với lợi thế rừng xanh, suối hát, trong đó có Núi Cấm từng được suy tôn là Đà Lạt II. Thế nhưng địa phương lại đầu tư hàng chục tỷ để xóa trắng vạt rừng danh mộc trên đỉnh núi đào hồ chứa nước làm.... du lịch. Tuy nhiên, hè đến là hồ lại cạn nên sau thời gian "đầu tư" Núi Cấm không còn là sự lựa chọn du lịch hè như trước đây.

Sản phẩm: Cẩn thận vẫn bị... lừa

Đáng lo hơn là nạn "treo đầu dê, bán thịt chó". Ở Kiên Giang, chỉ riêng sản phẩm ngọc trai Phú Quốc cũng đã làm... rớt nước mắt nhiều khách du lịch. Do ngọc trai trong tự nhiên rất hiếm, bình quân đến 15.000 con mới có một con sinh ngọc nên phần lớn ngọc trai trên thị trường là sản phẩm nuôi cấy nhân tạo.

Theo thống kê của Phòng Kinh tế huyện Phú Quốc, toàn huyện có 1 cơ sở nuôi, cấy ngọc nhân tạo là Doanh nghiệp Ngọc Hiền (xã Dương Tơ). Ông Hồ Phu Thủy, chủ doanh nghiệp khẳng định: Ngoài phần bày bán ngay tại cơ sở, toàn bộ số ngọc được xuất hết sang Nhật. Thế nhưng ở Phú Quốc có đến cả trăm điểm rao bán ngọc trai Phú Quốc chính hiệu... Vì vậy, dù cẩn thận lựa chọn, du khách vẫn khó thoát khỏi chiếc bẫy "bỏ tiền thật mua hàng giả giá cao".

Còn ở An Giang, mảnh đất "Tiền tam giang, hậu Thất Sơn" mỗi năm thu hút trên 3 triệu lượt khách, nhưng lâu nay du lịch vẫn trông cậy vào sức hút "tâm linh" từ Chùa Bà chúa Xứ (Núi Sam-Châu Đốc). Thế nhưng nơi đây đã và đang là điểm nóng về kinh doanh lừa khách du lịch. Nhất là lĩnh vực bán mặt hàng thờ cúng như: Muối gạo, hoa, quả và chim phóng sinh...

Cẩn thận trả giá nào khách cũng... khó thoát được "bẫy lừa" đã giăng sẵn. Chỉ cần khách nghe theo lời khuyên: Nhắm mắt lại cầu khẩn mới linh thiêng, ngay lập tức họ "hét" số chim thả phóng sinh lên đến vài chục, thậm chí 100 con. Thậm chí họ sẵn sàng chưởi mắng, de dọa những ai nói lên "thắc mắc"...

6 tháng đầu năm nay, số lượng du khách đến Vĩnh Long giảm 24,5% so với cùng kỳ năm trước; hầu hết là khách du lịch trong nước. Cùng thời gian, tại Sóc Trăng, trong số 194.500 lượng du khách chỉ có 2.100 lượt khách quốc tế. Tuy khách du lịch đến Đồng Tháp tăng gần 37,3% so với cùng kỳ năm trước với trên 600.000 lượt du khách, song cũng chỉ có 10.500 lượt khách quốc tế.

Dù ảnh hưởng của suy giảm kinh tế, của dịch cúm A/H1N1 có tác động, nhưng nguyên nhân khiến du lịch ĐBSCL vẫn loay hoay ở "vùng trũng" còn do chưa tạo được sự thay đổi có tính bức phá.

Lục Tùng - Như Giang

Lao động

Các tin tức khác

>   Hàng Việt Nam có cơ hội lớn ở Campuchia (02/07/2009)

>   Kho bãi “trêu ngươi”! (02/07/2009)

>   Du khách tăng gấp 3 lần từ khi có cầu Rạch Miễu (02/07/2009)

>   Home Center - Sodimac quan tâm hàng hóa Việt Nam (02/07/2009)

>   Năm 2030, Vùng biên giới Việt Nam - Campuchia là trung tâm kinh tế biển lớn (02/07/2009)

>   Xuất khẩu lao động giảm mạnh về lượng (02/07/2009)

>   Tiếp tục tạo môi trường thông thoáng để thu hút đầu tư (02/07/2009)

>   Giao dịch đất nền chững lại (02/07/2009)

>   Giá thuê mặt bằng đất công sẽ được điều chỉnh (02/07/2009)

>   DN kiểm toán theo "họ": Nên chăng? (02/07/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật