Thứ Ba, 21/07/2009 16:49

Tăng trưởng trong âu lo

6 tháng đầu năm 2009, tính chung toàn thị trường, doanh thu hoạt động khai thác bảo hiểm gốc đạt 11.918 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2008. Trong đó, bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 6.286 tỷ đồng, tăng 13,5%; bảo hiểm nhân thọ ước đạt 5.362 tỷ đồng, tăng 8,4%; còn lại là doanh thu từ hoạt động môi giới và tái bảo hiểm. Những con số này cho thấy, thị trường bảo hiểm vẫn có mức tăng trưởng ấn tượng.

Tăng trưởng tốt

Tổng CTCP Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI) công bố, tính đến ngày 15/7, PVI đạt doanh thu 2.000 tỷ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ năm ngoái, bằng 68% kế hoạch năm; lợi nhuận đạt 132 tỷ đồng, bằng 60% kế hoạch năm.

Một DN khác trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ là CTCP Bảo hiểm Bưu điện (PTI) cũng có kết quả kinh doanh khá ấn tượng. Trong 6 tháng đầu năm, doanh thu phí bảo hiểm của DN này đạt 225,8 tỷ đồng, tăng 48% so với cùng kỳ năm ngoái, bằng 52% kế hoạch năm.

CTCP Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC) cho biết, kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm khởi sắc so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, tổng doanh thu đạt 213,7 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm đạt 141,3 tỷ đồng, tăng 37,6% so với cùng kỳ năm ngoái; tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, quỹ dự phòng nghiệp vụ tại thời điểm 30/6/2009 tương ứng là 1.188,8 tỷ đồng, 463,5 tỷ đồng và 148,4 tỷ đồng; tổng lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm đạt 20,070 tỷ đồng (không tính hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán đã trích năm 2008).

Bảo Việt nhân thọ - DN bảo hiểm duy nhất của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ cũng tăng trưởng khá. 6 tháng đầu năm, DN này khai thác được xấp xỉ 78.500 hợp đồng (doanh thu khoảng 300 tỷ đồng), tăng 32% so với cùng kỳ; tổng doanh thu phí bảo hiểm đạt gần 1.900 tỷ đồng, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thiếu những sản phẩm mới

Theo ông Bùi Vạn Thuận, Tổng giám đốc PVI, sở dĩ PVI đạt được tốc độ tăng trưởng tốt trong hai quý đầu năm là do có lượng khách hàng ổn định và kiên trì định hướng phát triển tập trung vào nâng cao chất lượng dịch vụ. Ngoài ra, PVI còn mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực bảo hiểm hàng không. Tăng trưởng của PVI trong thời gian qua chủ yếu vẫn là doanh thu phí bảo hiểm. Ông Thuận cho biết, hoạt động tài chính của PVI năm nay vẫn tập trung vào các tài sản có tính thanh khoản cao, chứ không đơn thuần là gửi tiết kiệm. Với lợi thế vốn lớn từ thặng dư phát hành và tiềm lực tài chính mạnh từ Tập đoàn Dầu khí, hoạt động tài chính của Tổng công ty chủ yếu là uỷ thác đầu tư, repo. Lợi nhuận không cao, nhưng đảm bảo ổn định, an toàn cho nguồn tiền phí bảo hiểm. Hiện PVI chiếm 32% thị phần phí bảo hiểm phi nhân thọ. Dự kiến, tới đầu tháng 12/2009, PVI sẽ đạt 3.000 tỷ đồng doanh thu.

Cũng tranh thủ hệ thống của công ty mẹ, BIC đã đẩy mạnh hoạt động Bancassurance với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Hoạt động này đóng góp 10,5 tỷ đồng vào tổng doanh thu của BIC trong 6 tháng đầu năm. Ông Phạm Quang Tùng, Tổng giám đốc BIC cho biết, sau giai đoạn phát triển, tăng trưởng “nóng”, từ đầu năm 2009 BIC tập trung cho việc cơ cấu lại để nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng dịch vụ. Công tác quản lý rủi ro, xử lý bồi thường được chú trọng, đảm bảo cam kết với khách hàng.

Đại diện Bảo Việt nhân thọ cho rằng, trong giai đoạn khó khăn, các DN cần chăm sóc khách hàng tốt hơn mới có thể thu hút được người dân tham gia bảo hiểm. Bản thân Bảo Việt nhân thọ đã thực hiện một loạt giải pháp kinh doanh, trong đó trọng tâm là nâng cao chất lượng mọi mặt để đảm bảo tăng trưởng bền vững.

Trong khi thị trường 6 tháng đầu năm có tín hiệu tăng tưởng tốt thì việc duy trì mức doanh thu như năm 2008 lại là một sức ép rất lớn đối với các DN bảo hiểm có quy mô vừa và nhỏ. “Trước những khó khăn của năm 2008 và cái nhìn không mấy tích cực trong năm 2009, không ít DN đã đặt mục tiêu kinh doanh khiêm tốn, xấp xỉ, thậm chí thấp hơn năm 2008. Qua 6 tháng đầu năm 2009, thị trường đã vượt qua giai đoạn khó khăn, nhưng 6 tháng còn lại vẫn tiềm ẩn những rủi ro”, đại diện một DN bảo hiểm phi nhân thọ nói.

Vị này nhấn mạnh rằng, đây đó vẫn có những quan điểm thị trường còn nhiều tiềm năng và tăng trưởng tốt, nhưng thực tế cuộc chơi vẫn đang thuộc về những DN lớn, có tiềm lực tài chính mạnh. Hơn nữa, 3 trong số 4 “đại gia” bảo hiểm phi nhân thọ tăng trưởng âm trong quý I cho thấy thị trường khó khăn như thế nào. Phụ thuộc chính vào tăng trưởng GDP và mức độ cải thiện thu nhập của người dân, nên thị trường bảo hiểm chỉ có thể phục hồi khi kinh tế có những dấu hiệu khả quan. Trong khi cạnh tranh trong việc đưa ra các sản phẩm mang tính truyền thống đang rất khốc liệt thì lại thiếu cơ sở pháp lý khuyến khích các DN bảo hiểm triển khai sản phẩm bảo hiểm mới, đặc biệt là các sản phẩm về y tế, giáo dục, hưu trí; thiếu các chính sách khuyến khích phát triển bảo hiểm trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp.

Thanh Đoàn

Đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   Đầu tư công nghệ để nâng cao tính bảo mật (21/07/2009)

>   Chuỗi hội thảo miễn phí Đầu tư vàng trên Sàn Vàng Thế Giới (21/07/2009)

>   Tìm lời giải cho bài toán nợ xấu (21/07/2009)

>   Fitch Ratings giữ nguyên xếp hạng độc lập của BIDV (21/07/2009)

>   Vui sinh nhật – Mừng nhận giải cùng Sacombank Hoa Việt (21/07/2009)

>   Ngân hàng tăng thêm lãi suất (21/07/2009)

>   Giá vàng bứt phá mạnh, nhà đầu tư chùn bước (21/07/2009)

>   6 tháng, giải ngân trái phiếu Chính phủ đạt 27% kế hoạch (21/07/2009)

>   Kiểm soát chặt tăng trưởng dư nợ tín dụng (21/07/2009)

>   Siết ngân hàng ngoại? (21/07/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật