Thứ Sáu, 17/07/2009 15:20

Tăng trưởng tín dụng: Nên dựng hàng rào kỹ thuật

 6 tháng đầu năm 2009, một số NHTMCP đã đạt trên 80% kế hoạch tăng trưởng tín dụng năm, thậm chí NHTMCP Đông Á đã hoàn thành kế hoạch tăng trưởng tín dụng từ cuối tháng 5.2009.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của toàn ngành cũng hết 2/3 chỉ tiêu kế hoạch năm.

Không hẳn như dự đoán rằng sau Hội nghị kiểm điểm thực hiện Chỉ thị 01/CT-NHNN và bàn về công tác tín dụng tổ chức ngày 14.7 vừa qua của NHNN với lãnh đạo các NHTM nhà nước và các NHTMCP có mức tăng dư nợ 6 tháng đầu năm vượt quá 20%, NHNN sẽ phát ra các tín hiệu mạnh hơn về việc kiềm chế tín dụng đối với các NH.

Thông tin từ website của NHNN cho biết, lãnh đạo NHNN nhấn mạnh: 6 tháng cuối năm các NH tăng cường huy động vốn, mở rộng tín dụng có hiệu quả đối với nền kinh tế, tập trung ưu tiên tín dụng cho lĩnh vực sản xuất, giảm tín dụng phi sản xuất.

Có thể thấy, đến thời điểm này NHNN mới dừng ở mức nhắc nhở các NH về việc thực hiện kiểm soát chất lượng tín dụng, mà chưa đưa ra các yêu cầu cứng rắn với các NHTM đang có mức tăng trưởng tín dụng quá cao trong 6 tháng đầu năm.

Tăng trưởng tín dụng: Vẫn kiểm soát được?

Bà Dương Thu Hương (Tổng Thư ký Hiệp hội NH) cho rằng, tín dụng tăng hiện nay chủ yếu đã nằm trong lưu thông (chứ không phải nguồn từ NHNN phát hành chuyển qua NHTM). Như vậy, tín dụng tăng trong thời gian qua khó có thể là nguyên nhân chính khiến lạm phát tăng.

Theo bà Hương, với Việt Nam, mức tăng trưởng tín dụng dưới 30% (nếu đúng theo kế hoạch) chưa phải là nóng. Lãnh đạo một vụ chức năng của NHNN cho rằng, để tăng khối lượng tiền trong lưu thông thì tín dụng chỉ là một nhân tố, hiện nay NHNN vẫn kiểm soát chặt chẽ được khối lượng tiền cung ứng và tăng trưởng tín dụng.

Hai ý kiến trên cũng có điểm hợp lý: Lạm phát là do lưu thông thừa tiền, mà tiền đổ vào lưu thông từ 2 kênh chính: Tín dụng NH + chi tiêu/đầu tư Chính phủ (NSNN). Nếu nhận định tín dụng tăng không phải là nguyên nhân chính khiến lạm phát tăng thì có nghĩa là ảnh hưởng của tín dụng lên việc tăng giá không lớn bằng ảnh hưởng của chi tiêu/đầu tư của Chính phủ như nhiều người tưởng. Nếu đúng như vậy thì đáng lo ngại khi Chính phủ đổ một lượng tiền lớn vào kích cầu ở những lĩnh vực BĐS/ hay thông qua NH Phát triển VN cho vay trực tiếp DN mà khả năng thu hồi thấp.

Tín dụng còn có một thuộc tính là tính hoàn trả. Nếu chất lượng tín dụng tốt thì khả năng đồng vốn cho vay sẽ quay về lại NH nên NH rất chủ động trong việc bơm tiền/hay thu hồi tiền về, làm giảm áp lực tăng giá, nhưng chi tiêu và đầu tư của Chính phủ thì không có thuộc tính này.

Còn nếu NHNN đã dám chắc khống chế được tín dụng của toàn ngành là 30% thì đã thể hiện nay trong nội bộ ngành có các NHTM (chủ yếu là các NHTM nhà nước) đang chỉ ở mức tăng tín dụng từ 15%-20%. Một số NHTM đã đạt mức từ 80%-100% nhưng tỉ trọng tín dụng của các NH này nhỏ trong tỉ trọng chung. Vì vậy, cân đối toàn hệ thống NHNN vẫn tự tin kiểm soát được tình hình.

Nên dựng hàng rào kỹ thuật

Tín dụng không là chỉ tiêu bắt buộc của NHNN giao cho NHTM (NHNN không làm thay NHTM), mà chỉ là con số NHNN nói cho các NHTM biết định hướng chính sách tiền tệ của mình cũng như các chế tài sẽ có nếu các NHTM vượt định hướng này. Sẽ là không dễ dàng gì cho NHNN khi đảm bảo kế hoạch chỉ tăng trưởng tín dụng dưới 30% trong năm 2009 khi room chỉ còn khoảng 10% cho cả 6 tháng cuối năm.

Không thể ra văn bản khống chế hạn mức tăng trưởng cho từng NH mà quan trọng là dựng hàng rào kỹ thuật để siết tín dụng chặt chẽ hơn. Chẳng hạn Quyết định 03 về cho vay CK và những quy định (nếu cần thiết) tỉ lệ cho vay BĐS, các quy định về trạng thái ngoại hối, thanh khoản, đánh giá chất lượng tín dụng, trích lập dự phòng...

Tốc độ tăng trưởng nhanh thường rơi vào các NHTM mới thành lập, đang phát triển mạng lưới. Các NH này có nhiều khó khăn từ quản trị, nhân lực, kinh nghiệm công tác... nên tốc độ tăng trưởng tín dụng càng nhanh trong lúc này (kinh tế suy giảm, mức độ rủi ro cao) thì rủi ro hoạt động càng lớn.

Các NH nước ngoài có rất nhiều vốn, nhưng không lựa chọn chiến lược sử dụng cho mau hết tiền như các NHTM mới thành lập của Việt Nam. Mọi sự tăng trưởng bất thường đều phải nằm trong tầm ngắm của NHNN mà từ đó thanh kiểm tra, đề phòng rủi ro từ xa. Nếu qua thanh tra, đánh giá NHTM tăng nóng đó, nguồn nhân lực không đủ, khả năng quản trị hạn chế, NH đó sẽ còn bị thu hẹp hoạt động để đảm bảo an toàn (giống như các CTCK không đủ quy định về vốn, thì phải thu hẹp hoạt động lại).

Một đặc điểm nữa cần lưu ý, trong tín dụng, phải sau khoảng 18 tháng, mới thấy được khoản cho vay có mức độ rủi ro như thế nào, có bị xem là nợ xấu không, với thời gian dài như vậy, đã qua năm tài chính mới rồi. Điều cần bàn lúc này các cơ quan chức năng nhận xét tình hình để đi đến quyết định có can thiệp hay không, mức độ như thế nào, khởi đầu từ lĩnh vực nào. Nếu chỉ dừng ở những nhắc nhở chung sẽ khó kiểm soát chặt chẽ được tình hình.

Giới hạn tăng trưởng tín dụng của các NHTM nhà nước không quá 25%

NHNN vừa có thông báo ý kiến chỉ đạo của Thống đốc NHNN tại Hội nghị tổng giám đốc các NHTM bàn về công tác tín dụng và đánh giá tình hình thực hiện Chỉ thị 01/CT-NHNN. Theo thông báo, hoạt động tín dụng NH đang một mặt vừa phải đáp ứng đủ vốn phục vụ tăng trưởng kinh tế, mặt khác phải chú ý tổng phương tiện thanh toán và dư nợ đang tăng nhanh, gây sức ép lên chỉ số giá tiêu dùng.

Thống đốc NHNN yêu cầu các TCTD điều chỉnh cơ cấu đầu tư tín dụng để tập trung cho vay đối với các lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu nhằm thúc đẩy tăng trưởng, giảm vốn tín dụng đối với lĩnh vực phi sản xuất, kinh doanh CK, BĐS và tiêu dùng; tuyệt đối không hạ thấp các điều kiện tín dụng.

Các NHTM Nhà nước, NHTMCP Ngoại thương, NHTMCP Công thương giới hạn tăng trưởng tín dụng cả năm 2009 không quá 25%. Các NHTM CP khác xây dựng phương án tăng trưởng tín dụng 6 tháng cuối năm 2009 gửi NHNN trước ngày 20.7.2009, phương án phải đảm bảo cơ cấu tín dụng phù hợp với cơ cấu nguồn vồn, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu, bảo đảm các tỉ lệ an toàn và tăng cường kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng. Châu Giang

Cẩm Vân - Đại An

LAO ĐỘNG

Các tin tức khác

>   Khủng hoảng kinh tế làm tăng nợ xấu ngân hàng (17/07/2009)

>   Quy định chi tiết thi hành việc HTLS đối với các khoản vay tại Ngân hàng Chính sách Xã hội (16/07/2009)

>   Trái phiếu CP bằng ngoại tệ được cầm cố để vay vốn bằng ĐVN (16/07/2009)

>   Phương án phân bổ 20.000 tỷ vốn trái phiếu Chính phủ (16/07/2009)

>   Nguội dần cuộc đua lãi suất (16/07/2009)

>   Kiến nghị tăng thuế một số loại sữa (16/07/2009)

>   Thị trường phái sinh chưa theo thông lệ (16/07/2009)

>   Bàn tiếp về tính độc lập của ngân hàng trung ương (16/07/2009)

>   Vàng tiến sát 21 triệu đồng một lượng (16/07/2009)

>   Vay USD phải cõng đủ thứ phí (16/07/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật