Thứ Bảy, 04/07/2009 10:29

Rắc rối tài sản “lưỡng tính”

Trên TTCK Việt Nam, việc trích lập dự phòng giảm giá đối với hàng hóa tồn kho, các khoản đầu tư tài chính… theo thời gian đã dần được các DN nghiêm túc thực hiện. Tuy nhiên, với nhiều trường hợp tài sản mua về trên danh nghĩa tài sản cố định nhưng lại nhằm mục đích kinh doanh kiếm lời thì việc trích lập dự phòng dường như không mấy được chú trọng.

Từ trường hợp của VSP

Năm 2008, CTCP Đầu tư và Vận tải Dầu khí Vinashin (VSP) có kết quả kinh doanh khá ấn tượng với lợi nhuận sau thuế 299 tỷ đồng, thu nhập trên mỗi cổ phần lên tới 23.454 đồng. Năm 2008, VSP cũng đã đẩy mạnh hoạt động đầu tư vào tài sản cố định, trong đó chủ yếu là đầu tư vào phương tiện vận tải, với mức tăng mới trong kỳ lên đến gần 1.859 tỷ đồng (trong khi giá trị tài sản cố định hữu hình nhóm phương tiện vận tải đầu năm 2008 là 798 tỷ đồng). Đến thời điểm cuối năm 2008, giá trị các khoản đầu tư dở dang vào 3 tàu mới của VSP cũng tăng thêm hơn 86 tỷ đồng so với đầu năm.

Những con số thống kê sơ bộ trên cho thấy, năm 2008, VSP tập trung nhiều nguồn lực vào việc nâng cao năng lực vận tải đường biển. Tuy nhiên, qua xem xét cơ cấu doanh thu, chi phí của năm 2008, thu nhập từ bán tàu đạt gần 100 tỷ đồng, tương đương khoảng 30% tổng thu nhập cả năm. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh tàu đóng vai trò quan trọng đến hiệu quả hoạt động của VSP. Điển hình như hồi tháng 10/2008, Công ty đã công bố thực hiện xong việc bán tàu 16.123 DWT VINASHIN METAL mang lại lợi nhuận gần 8 triệu USD.

Tại ĐHCĐ thường niên 2008 diễn ra vào cuối tháng 6, VSP cũng chia sẻ rằng, từ tháng 9/2008, một loạt hợp đồng bán tàu của Công ty đã bị khách hàng từ chối. Như vậy, rõ ràng trong số các tài sản cố định dài hạn của VSP, có những tàu thực chất là hàng hóa dưới "danh nghĩa" tài sản cố định. Trong khi đó, báo cáo tài chính đã kiểm toán của VSP năm 2008, Công ty chỉ trích lập dự phòng 2,1 tỷ đồng giảm giá hàng tồn kho.

Khoan hãy nói đến tính chính xác của việc trích lập này, xin lấy dẫn chứng trường hợp mua tàu của CTCP Vận tải Xăng dầu (VIPCO). Năm 2008, VIPCO đã giãn kế hoạch mua 2 tàu từ năm 2008 sang năm 2009, và việc này giúp Công ty tiết kiệm khoảng 20 triệu USD, do giá 2 tàu năm 2008 là 56 triệu USD nhưng sang đầu năm 2009 chỉ còn 36 triệu USD. Có thể, với VSP, sự chênh lệch giá tàu không tương đồng với trường hợp của VIPCO, nhưng từ ví dụ trên, NĐT cũng khó có thể không đặt câu hỏi về tính chính xác và minh bạch của VSP liên quan đến trích lập dự phòng.

Bảng cơ cấu doanh thu chi phí của VSP (Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2007

Năm 2008

Doanh thu

Giá vốn

Doanh thu

Chi phí

Bán hàng hóa

221,387

208,240

288,568

276,458

Dịch vụ vận tải

402,219

270,578

997,859

589,559

Bán tàu

166,077

120,474

223,270

133,585

 

 

 

 

Trích lập hay không?

Việc trích lập của VSP chỉ là một ví dụ cho sự chưa chặt chẽ trong thực hiện chuẩn mực kế toán tại DN. Với những tài sản dễ nhận biết là hàng hóa hoặc tài sản cố định thì đó việc phân định trích lập (nếu là hàng hóa) hoặc khấu hao (nếu là tài sản) sẽ không phải là vấn đề quá khó xử. Tuy nhiên, với những trường hợp tài sản mua về sử dụng và hàng hóa mua về nhằm mục đích kinh doanh là một (như trường hợp của VSP hoặc có thể với các tài sản là bất động sản của nhiều DN khác) thì giải quyết như thế nào (nếu DN không “tự giác” phân loại tài sản/hàng hoá)?

Rõ ràng, không thể ép DN trích lập dự phòng nếu DN vẫn coi nó là tài sản cố định và tính khấu hao, nhưng công bằng mà nói, NĐT sẽ khó có thể định giá chính xác DN (và cũng không có động lực cho DN phấn đấu) nếu DN này mua hàng hóa về kinh doanh nhưng thấy lỗ thì… biến thành tài sản tự dùng. Nếu không minh bạch thông tin, liệu NĐT có thể bị "hớ" khi ra quyết định đầu tư?

Bùi Sưởng

Đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   "Thị trường tháng 7: Dền dứ và dò dẫm" (04/07/2009)

>   Nhà đầu tư ngoại mua ròng! (04/07/2009)

>   HOSE: 9 năm, một diện mạo mới (04/07/2009)

>   Sự điều chỉnh sẽ giúp TTCK ôn hòa hơn (04/07/2009)

>   PET: Lợi nhuận 6 tháng vượt mức 76% kế hoạch năm (04/07/2009)

>   Thời gian thu phí xa lộ Hà Nội kéo dài thêm khoảng 30 năm (04/07/2009)

>   CTCP Cáp Sài Gòn đăng ký mua 100.000 cổ phiếu SAM (04/07/2009)

>   ACBS bán 627.140 cổ phiếu ALT (04/07/2009)

>   PTC: Quản Lý Quỹ Bảo Việt đăng ký bán 130.000 cổ phiếu (04/07/2009)

>   VST: Chủ tịch HĐQT mua 1.000 cổ phiếu (04/07/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật