Thứ Bảy, 04/07/2009 10:24

Ông Phạm Kinh Luân, Trưởng bộ phận Phân tích, CTCK Kenaga:

"Thị trường tháng 7: Dền dứ và dò dẫm"

Thị trường tháng 7, theo tôi, có thể mô tả bằng cụm từ "dền dứ và dò dẫm". Vào lúc này, ai cũng biết (cũng tin) nền kinh tế từ nay đến cuối năm 2009 sẽ tốt hơn giai đoạn đầu năm, nhưng trong bối cảnh đó, các công ty niêm yết có tốt hết không? Chắc chắn là không, thậm chí nhiều công ty có thể sẽ có kết quả kinh doanh năm 2009 bi đát.

Nhiều DN từng được kỳ vọng lợi nhuận lớn từ hoàn nhập dự phòng đầu tư tài chính, nhưng thực tế khoản lợi nhuận chỉ là thật khi DN bán các tài sản này và bán với giá cao hơn giá mua. Những cú điều chỉnh TTCK vừa qua chủ yếu là do sự đồn thổi, bởi thực lực tình hình tài chính của DN là chưa đong đếm được vì phải chờ báo cáo hợp nhất của DN. Vào lúc này, nếu DN công bố kết quả kinh doanh quý II quá tốt chưa chắc người ta đã tin. Báo cáo tài chính của DN là rất quan trọng với nhà đầu tư, nhưng ai cũng biết việc "xào xáo" báo cáo tài chính trong phạm vi chuẩn mực kế toán là rất thông thường. Chưa kể tình trạng kết quả kinh doanh thất thường mà số liệu tài chính tại VSP là một ví dụ. Năm 2008, Công ty này lãi 299 tỷ đồng, sang năm 2009, tại ĐHCĐ mới đây, VSP lại công bố lỗ ước tính khoảng 192 tỷ đồng nếu hợp nhất số liệu tài chính của các công ty con.

Để tăng tính tin cậy của thông tin DN, rõ ràng DN cần thực hiện soát xét báo cáo tài chính bán niên. Vì NĐT chỉ đứng ở bên ngoài sẽ không thể biết được nội tình DN, nên cần có một ông kiểm toán vào bên trong lật "cái chăn" ra để cho mọi người biết có "rận" hay không.

Trong khi nhà đầu tư cá nhân có tâm lý nghe ngóng và dò dẫm thị trường thì các tổ chức đầu tư đang có xu hướng thu hẹp việc quản lý danh mục lại. Cuộc khủng hoảng tài chính mới đây cho thấy, quản trị rủi ro là yêu cầu số 1 đối với các tổ chức tài chính. Tuy nhiên, để cải tổ một danh mục cổ phiếu lớn là không dễ, vì thị trường không còn dễ mua, dễ bán lượng lớn cổ phiếu như trước kia.

Liên quan đến diễn biến giá, nhiều người bất ngờ khi cổ phiếu VCB tăng giá mà không kéo các cổ phiếu ngân hàng khác tăng theo. Tuy nhiên, nếu nhìn theo xu hướng thu hẹp quản lý danh mục đầu tư sẽ hiểu vấn đề này. Mỗi một ngành có một loại rủi ro riêng, nếu đầu tư quá nhiều loại cổ phiếu trong cùng ngành thì nhà đầu tư sẽ đương nhiên phải chấp nhận rủi ro đó. Để quản trị rủi ro, tránh rủi ro hệ thống, nhà đầu tư lớn có xu hướng chọn mua cổ phiếu này và bán bớt cổ phiếu kia trong cùng ngành. Trong thời gian tới chúng ta sẽ thấy không có chuyện giá các cổ phiếu tăng theo "họ" DN nữa, mà trong mỗi "họ" sẽ có sự phân hóa tăng, giảm đan xen.

Tường Vi

Đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   Nhà đầu tư ngoại mua ròng! (04/07/2009)

>   HOSE: 9 năm, một diện mạo mới (04/07/2009)

>   Sự điều chỉnh sẽ giúp TTCK ôn hòa hơn (04/07/2009)

>   PET: Lợi nhuận 6 tháng vượt mức 76% kế hoạch năm (04/07/2009)

>   Thời gian thu phí xa lộ Hà Nội kéo dài thêm khoảng 30 năm (04/07/2009)

>   CTCP Cáp Sài Gòn đăng ký mua 100.000 cổ phiếu SAM (04/07/2009)

>   ACBS bán 627.140 cổ phiếu ALT (04/07/2009)

>   PTC: Quản Lý Quỹ Bảo Việt đăng ký bán 130.000 cổ phiếu (04/07/2009)

>   VST: Chủ tịch HĐQT mua 1.000 cổ phiếu (04/07/2009)

>   VIC: chốt danh sách trả cổ tức 2008 (04/07/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật