Chủ Nhật, 05/07/2009 10:07

Miền Trung chỉ tiêu XK hàng hóa năm 2009 khó về đích

Tổng hợp số liệu kim ngạch xuất khẩu hàng hoá 6 tháng đầu năm 2009 các tỉnh miền Trung hầu hết cho thấy biểu đồ đi xuống.

Cả năm 2009, 14 tỉnh duyên hải miền Trung - Tây nguyên đặt chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu 3.940 triệu USD, tăng 10% so với năm 2008 (năm 2008 đạt 3.626,626 triệu USD), thế nhưng 6 tháng đầu năm chỉ thực hiện được 1.498,932 triệu USD, đạt 38% kế hoạch năm, trong đó chỉ có 4/14 tỉnh thành tăng trưởng dương. Vì vậy, hầu hết các tỉnh thành đang lên kế hoạch điều chỉnh giảm chỉ tiêu xuất khẩu năm nay.

Địa phương có kim ngạch xuất khẩu đi xuống trầm trọng là thành phố Đà Nẵng, đơn vị nhiều năm nay luôn dẫn đầu về xuất khẩu ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Theo kế hoạch, chỉ tiêu xuất khẩu năm 2009 của thành phố Đà Nẵng là1.090 triệu USD, thế nhưng 6 tháng mới đạt 362 triệu USD, giảm 5,8% so với cùng kì, giá trị sản xuất công nghiệp ước 5.106 tỉ đồng, chỉ đạt 39% kế hoạch.

Nguyên nhân chính là doanh nghiệp thiếu vốn, hàng hoá sản xuất không xuất khẩu được, thị trường xuất khẩu trên 86 quốc gia và vùng lãnh thổ nay bị thu hẹp. Chính vì vậy, mới đây Sở Kế hoạch & Đầu tư thành phố Đà Nẵng đã đề nghị Ủy ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân thành phố điều chỉnh xuống nhiều chỉ tiêu kinh tế của năm nay trong đó có chỉ tiêu tăng trưởng GDP, giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu...

Đăk Lăk, “con rồng” của Tây Nguyên năm 2008 kim ngạch xuất khẩu đạt 708 triệu USD, lường trước khó khăn năm 2009 chỉ tiêu xuất khẩu đưa xuống còn 620 triệu USD, thế mà 6 tháng chỉ đạt 310 triệu USD, so cùng kì giảm 29,4%. Trong đó, đáng chú ý là những mặt hàng chủ lực đều đi xuống; cà phê giảm 27,7%; cao su giảm 42%; tinh bột sắn giảm 48%…mặt hàng gỗ tinh chế, chỉ xuất khẩu được 1/3 giá trị so với năm 2008.

Tương tự, Bình Định năm 2008 kim ngạch xuất khẩu đạt 407 triệu USD, chỉ tiêu năm 2009 kim ngạch xuất khẩu giảm xuống còn 400 triệu USD, 6 tháng chỉ đạt 165 triệu USD, so cùng kì giảm 22,8%. Trong đó, giảm nhiều nhất là doanh nghiệp nhà nước, giảm 13,8%; tiếp đó là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, giảm 24%. Những sản phẩm chủ lực của Bình Định hầu hết đều giảm như khoáng sản và vật liệu xây dựng giảm 46,8%, lâm sản chế biến giảm 26,5%, nông sản giảm 22,7%...

Khánh Hoà, chỉ tiêu 640 triệu USD, 6 tháng chưa đạt 1/3 với 200 triệu USD, so với cùng kì năm trước giảm mất 16,7%, trong đó xuất khẩu dịch vụ giảm cao nhất trên 34%. Một số sản phẩm xuất khẩu chủ yếu như dệt may, thuỷ hải sản đông, cà phê…tương đối ổn định, riêng các sản phẩm công nghiệp khác thì bị chững lại như đóng tàu thuỷ bị huỷ hợp dồng, công nghiệp chế biến thuỷ sản thiếu nguyên liệu (phải nhập thêm 9.000 tấn nguyên liệu). Từ đó, Khánh Hoà đang thực hiện điều chỉnh giảm các chỉ tiêu, trong đó tăng trưởng công nghiệp từ hơn 12% còn 10%...

Quảng Nam kim ngạch xuất khẩu năm 2009 đặt chỉ tiêu 290 triệu USD, 6 tháng chỉ đạt 108 triệu USD, so cùng kì giảm 8,06%. Một số tỉnh có kim ngạch xuất khẩu hàng năm nhỏ hơn, dưới 100 triệu USD như Quảng Bình 68 triệu USD, 6 tháng cũng tăng trưởng âm 40%, Ninh Thuận 60 triệu USD, 6 tháng âm 46%,

Quảng Ngãi năm 2008 chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu 58 triệu USD đã tăng trưởng âm so với năm 2007 2%, năm 2009 này cũng không có gì khá hơn khi kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm tăng trưởng âm 15% so với cùng kì năm trước…

4/14 tỉnh thành còn lại, 6 tháng đầu năm 2009 có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng dương như Thừa Thiên- Huế, Kon Tum, Phú Yên và Quảng Trị nhưng người ta cũng không lấy gì làm đảm bảo liệu cả 4 về đến đích.

Như Thừa Thiên- Huế kim ngạch xuất khẩu năm 2009 chỉ tiêu 140 triệu USD, 6 tháng đạt 60,26 triệu USD, tăng 26,33% nhưng thực tế chỉ thực hiện được 43% kế hoạch năm 2009. Trong đó, chỉ có 2 nhóm hàng có giá trị xuất khẩu thấp là có sự tăng trưởng nhw hàng dệt may (giá trị xuất khẩu thấp) và nhóm sản phẩm gỗ còn lại những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Thừa Thiên- Huế có giá trị xuất khẩu cao lại bị giảm đáng kể như thuỷ sản ước đạt 2,47 triệu USD, giảm 17,54%, vật liệu và khoáng sản ước đạt 1,58 triệu USD, giảm 79,155; thậm chí nhóm hàng nông sản vẫn chưa xuất khẩu được.

Hay Kon Tum chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2009 là 50 triệu USD, 6 tháng thực hiện gần 39 triệu USD, tăng 163% so cùng kì, Quảng Trị 42 triệu USD, 6 tháng kim ngạch xuất khẩu đạt 16,3 triệu USD, tuy so với cùng kì thì tăng 28,1% nhưng nếu so với kế hoạch năm 2009 thì chưa đạt 50% và nhóm hàng xuất khẩu các điạ phương này có thế mạnh là nông sản cũng đang là những mặt hàng khó tìm đầu ra.

Thực tế hiện nay, dù nhiều địa phương miền Trung- Tây Nguyên đang lên kế hoạch giảm chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, trong đó có kim ngạch xuất khẩu và giá trị sản xuất công nghiệp… nhằm giảm áp lực lên doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu nhưng họ vẫn cho rằng còn nhiều khó khăn nếu chủ trương kich cầu của Chính phủ không đi vào cuộc sống, không có sự hỗ trợ của nhà nước.

Để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, trong một cuộc họp mới đây, các doanh nghiệp miền Trung- Tây Nguyên đã thống nhất đề nghị Chính phủ có chính sách điều chỉnh cho vay thương mại đối với doanh nghiệp để các ngân hàng thương mại mạnh dạn giãn nợ, khoanh nợ, điều chỉnh nợ vay, kéo dài thời gian vay có hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp - mở rộng hỗ trợ lãi suất vay ngắn hạn bằng đồng đô la- hỗ trợ lãi suất 24 tháng để doanh nghiệp đổi mới công nghệ, bổ sung máy móc, thiết bị; kiến nghị với Bộ Công Thương báo cáo Chính phủ xem xét lại giá điện tăng trong thời điểm này là bất hợp lý, nhất là việc phân định giờ cao điểm chưa phù hợp gây khó khăn cho doanh nghiệp; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, tăng cường thông tin thị trường… Có như vậy mới hi vọng, chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2009 “đã điều chỉnh” mới về đến đích

Minh Tích

Công Thương

Các tin tức khác

>   Hồ tiêu Việt Nam: Nỗi lo về giá? (05/07/2009)

>   Doanh nghiệp lớn cũng cần được giảm giá điện (05/07/2009)

>   Cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh (05/07/2009)

>   Sẽ siết con tem CS mũ bảo hiểm (05/07/2009)

>   65 doanh nghiệp nhận giải Nhãn hiệu cạnh tranh - Nổi tiếng VN (05/07/2009)

>   Doanh nghiệp tung chiêu hút khách (05/07/2009)

>   Khu KT cửa khẩu Mộc Bài: Dừng bán hàng miễn thuế cho khách nội (05/07/2009)

>   Xuất 6.800m3 LPG đầu tiên ra thị trường (05/07/2009)

>   Cán cân thương mại Việt - Trung quá chênh lệch (05/07/2009)

>   Đất “chạy” theo đường (05/07/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật