Thứ Tư, 15/07/2009 06:34

Kinh tế nông thôn: Hậu phương vững chắc

Trong cuộc khủng hoảng hiện nay, Việt nam có chỗ dựa vững chắc là nông nghiệp nên chắc chắn kích thích cho nông nghiệp phát triển sẽ không chỉ đảm bảo kinh tế phát triển mà còn ổn định an sinh xã hội. Bài học này đã được kiểm chứng qua những cuộc khủng khoảng kinh tế của thế kỷ trước.

Công nghiệp hoá và đô thị hoá cần có một chiến lược phát triển bền vững. Các dự báo cho thấy ở nước ta cũng như ở các nước đang phát triển vẫn còn một tỷ lệ lao động nông thôn cao ngay lúc đã trở thành một nước công nghiệp.

Về chiến lược, việc tập trung vào thị trường trong nước và khu vực nông thôn là ưu thế của Việt nam vì nước ta là nước đông dân, có nhiều lao động. Đầu tư thúc đẩy sản xuất nông nghiệp sẽ tạo công ăn việc làm cho các lao động nông nghiệp trở về nông thôn. Tầng lớp nhạy cảm nhất với tác động tiêu cực vẫn là nông dân, khu vực nông thôn và lĩnh vực nông nghiệp.

Nếu tập trung đầu tư cho Nông nghiệp, nông dân và nông thôn thì sẽ có hậu phương vững vàng và như vậy mới yên tâm chống khủng hoảng. Hơn nữa tăng thu nhập cho dân cư nông thôn với khoảng 70% dân số sẽ gián tiếp tăng sức mua và tăng cầu trong nước. Đây là chính sách phù hợp, ngay cả trong hoàn cảnh không có khủng hoảng kinh tế vì trong nhiều năm qua tỷ trọng đầu tư ngân sách nhà nước cho nông nghiệp có xu hướng giảm.

Hậu phương vững chắc

Theo kinh nghiệm cuả các nước cũng như lý luận thì hộ nông dân nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và các HTX trong Nông nghiệp có khả năng chịu rủi ro và có hiệu quả sử dụng vốn cao hơn doanh nghiệp lớn, trong điều kiện kinh tế khó khăn. Chính vì vậy để thúc đẩy cung và sử dụng vốn kích cầu có hiệu quả tác động nhanh thì nên ưu tiên đầu tư trợ giúp cho nhóm hộ nông dân sản xuất hàng hóa, doanh nghiệp nhỏ và vừa, HTX và tổ hợp tác.

Kích thích đầu tư là cần thiết, tuy nhiên cần có một nghiên cứu toàn diện hơn về các biện pháp tác động. Trước mắt cần ưu tiên cho cơ sở hạ tầng nông thôn, phát triển nguồn nhân lực và đảm bảo an sinh xã hội. Nhưng để đầu tư có hiệu quả nhanh cần chú ý đến chống tham nhũng vì đầu tư cho xây dựng cơ bản trong nông nghiệp còn bị thất thoát rất lớn.

Việc sửa đổi Luật đất đai có lợi cho nông dân và các biện pháp hiệu quả bảo vệ đất nông nghiệp, ổn định quy hoạch đất nông nghiệp sẽ mang tính quyết định đến hiệu quả đầu tư và thu hút đầu tư của nông dân vào nông nghiệp. Song song với việc thực hiện các gói kích thích về tài chính, cần cấp thiết hoàn thiện và phát triển các thể chế thị trường và thể chế nông thôn, cải cách hành chính để tạo môi trường cho các đầu tư tài chính phát huy tác dụng.

Trong 5 năm 2001-2005 tổng đầu tư cho nông nghiệp nông thôn mới đạt 113.116 tỷ đồng, đáp ứng khoảng 17% nhu cầu. Trong khi nông nghiệp vẫn chiếm 22% trong GDP thì chi tiêu công cho nông nghiệp chỉ đạt 6-7% ngân sách Nhà nước hay 1-1,5% GDP và đang giảm tiếp (năm 2005 là 7,9% thì năm 2007 chỉ còn 6,7%.

Theo kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và PTNT, giai đoạn 2006-2010, cơ cấu tổng vốn cho NN sẽ là: nhà nước 26%, doanh nghiệp và HTX 42%, hộ gia đình 22% và FDI 10%[8].

Tuy nhiên kế hoạch này khó thực hiện do khủng hoảng kinh tế và biến động thị trường mạnh, làm cho đầu tư của doanh nghiệp và hộ gia đình giảm, nông dân không dám đầu tư.

Trang bị nghề thay vì chỉ đưa nông dân đi xuất khẩu

Quá trình tích tụ đất đai, công nghiệp hóa, hiện đại hóa sản xuất sẽ rút dần lao động khỏi lĩnh vực sản xuất nông nghiệp do vậy chi phí lao động sẽ tăng cao. Tổn thất sau thu hoạch của hầu hết nông sản đều rất lớn, khoảng 12-13% với lúa gạo và 25-30% với rau, quả. Do vậy rất cần hỗ trợ nông dân đầu tư mua sắm máy móc thiết bị cho các khâu tốn nhiều lao động như làm đất, thu hoạch và các thiết bị phơi sấy, sơ chế, kho chứa bảo quản.

Trong lúc giá lao động ở nông thôn đang dần một đắt lên, có một thực tế là các lao động có tay nghề cao ở nông thôn khá khan hiếm cả đối với nông nghiệp và phi nông nghiệp. Lý do một phần là vì trong một thời gian dài chúng ta không chú ý đến công tác đào tạo chuyển nghề cho nông dân. Giá học nghề hiện nay vẫn còn cao. Vì thế, chỉ có khoảng 20% đến 30% số hộ trong nông thôn đủ khả năng đầu tư cho con đi học nghề.

Theo khảo sát của Viện Chính sách, chiến lược Nông nghiệp và PTNT năm 2006, cả nước vẫn còn 30,6 triệu lao động nông thôn, trong đó hơn 91% chưa qua đào tạo, chỉ 3% được đào tạo ở mức sơ cấp và trung cấp kỹ thuật. Hiện tại chưa có cơ sở nào đạo tạo nông dân, ngoài các lớp khuyến nông.

Như vậy, vấn đề là phải tăng cường cho đào tạo nghề cho nông dân để họ có thể đủ chuyên môn làm việc cho khu vực công nghiệp, thậm chí cho xuất khẩu lao động thay vì chúng ta chỉ đưa họ đi xuất khẩu lao động.

Giai đoạn hậu khủng hoảng, Việt nam có chỗ dựa vững chắc là nông nghiệp nên chắc chắn kích thích cho nông nghiệp phát triển sẽ không chỉ đảm bảo kinh tế phát triển mà còn ổn định an sinh xã hội. Bài học này đã được kiểm chứng qua những cuộc khủng khoảng kinh tế của thế kỷ trước.

Đào Thế Anh

Tuần Việt Nam

Các tin tức khác

>   Doanh nghiệp xăng dầu không hề lỗ (15/07/2009)

>   Nghịch lý trái cây VN - SX nhỏ khó vươn tầm thế giới (15/07/2009)

>   Cấm tham gia đấu thầu 1 năm đối với 4 nhà thầu (14/07/2009)

>   Việt Nam sẽ thiệt hại 7,3% GDP mỗi năm do biến đổi khí hậu (14/07/2009)

>   Lãng phí đất công tại TPHCM: Vẫn khó xử lý (14/07/2009)

>   Doanh nghiệp tại KCN Hiệp Phước lo lắng bị cắt điện (14/07/2009)

>   Doanh nghiệp e ngại đầu tư cửa hàng miễn thuế (14/07/2009)

>   Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nam Bộ (14/07/2009)

>   Vật liệu xây dựng đua nhau tăng giá (14/07/2009)

>   Việt Nam-Thái Lan hợp tác bình ổn giá gạo (14/07/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật