Thứ Tư, 08/07/2009 14:13

Ông Nguyễn Quốc Khanh, Uỷ viên Hội mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM (HAWA):

Không có nền tảng phát triển cơ bản

Sau loạt bài về hàng nội thất Trung Quốc trên đất Việt, Sài Gòn Tiếp Thị nhận được nhiều ý kiến thảo luận xoay quanh chủ đề: Làm thế nào để doanh nghiệp trong nước có chỗ đứng ở thị trường Việt Nam. Chúng tôi lần lượt giới thiệu ý kiến của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

"Việt Nam đang đứng thứ nhì châu Á về xuất khẩu đồ gỗ sau Trung Quốc, nằm trong 10 nước xuất khẩu lớn của thế giới với kim ngạch 2,8 tỉ USD năm 2008 trong khi cách đây năm năm là 350 triệu USD. Chúng ta có các loại hàng cao cấp, chủ yếu là các sản phẩm chạm trổ cần tay nghề cao”, ông Nguyễn Quốc Khanh, giám đốc công ty AA (uỷ viên Hawa) nhận xét trong bối cảnh hàng nội thất Trung Quốc đang tràn ngập thị trường Việt Nam.

Theo ông Khanh, để phát triển chúng ta phải biết điểm mạnh và yếu của mình. Về điểm mạnh, giá nhân công của Việt Nam thấp hơn Trung Quốc 30% và thuộc hàng thấp nhất trong khu vực. Hiện nay yếu tố nguyên liệu gỗ không còn quan trọng có thể nhập khẩu. Vì vậy, nhân công có tay nghề và chất xám là yếu tố quyết định về lâu dài. Vị trí địa lý cũng rất thuận lợi, vì chúng ta ở sát bên Trung Quốc là trung tâm đồ gỗ và nội thất thế giới. Là nước trung tâm của Đông Nam Á, khi các doanh nghiệp đi tìm kiếm hàng hoá họ sẽ đi qua mua bán với mình nếu mình biết cách thu hút. Nguyên liệu rừng trồng của chúng ta trong khoảng từ 5 – 10 năm tới sẽ là vùng nguyên liệu tốt cho ngành gỗ. Và ta có một thị trường 86 triệu dân.

Điểm yếu là ngành gỗ và nội thất còn phát triển tự phát, không có nền tảng phát triển cơ bản. Các công ty Việt Nam thuộc dạng quy mô vừa và nhỏ. Ngành sản xuất hỗ trợ cung cấp vật tư, phụ liệu, hoàn thiện sản phẩm đều chưa phát triển. Công việc tiếp thị không tốt, còn tập trung vào gia công. Hạ tầng chưa phát triển đẩy giá vận chuyển lên cao.

Trong tương lai yếu tố giá rẻ sẽ không còn là điểm mạnh, cái chính là ta phải gia tăng giá trị cho sản phẩm để bán được giá hơn. Các doanh nghiệp của ta quy mô nhỏ nhưng lại có lợi thế linh hoạt, có thể nhận đơn hàng vừa phải vì có thể thay sản phẩm trên dây chuyền nhanh.

Để phát triển thị trường xuất khẩu và lấy lại thị phần đồ nội thất trong nước có rất nhiều việc phải làm và nó phải trở thành chương trình của quốc gia. Việc quan trọng là đầu tư vào nhân lực cao, cần phải có các trường đào tạo thiết kế để nâng cao giá trị gia tăng trong sản phẩm bằng thiết kế. Tấm gương rất gần là Thái Lan sau một thời gian, đã có nhiều nhà thiết kế, họ tự đưa ra mẫu mã và xuất khẩu thu lợi nhuận cao. Phải đưa người của ta đi học và giao lưu các trường đại học ở Ý, tại sao ta không học mô hình của họ để trở thành nước Ý của châu Á về đồ nội thất. Nên khuyến khích các công ty Ý vào Việt Nam: họ thiết kế, mình sản xuất để học hỏi. Muốn như vậy Chính phủ phải có một cam kết thực thi luật bảo hộ sở hữu trí tuệ. Trung Quốc hiện đang bất lợi về điểm này vì không kiểm soát được hàng giả làm các công ty đặt hàng bất bình. Ngoài ra cần phát triển ngành sản xuất phụ tùng và phụ kiện cho ngành nội thất. Cần có các khu công nghiệp quy mô lớn. Đầu tư cho tiếp thị quảng bá và trước hết là tổ chức các hội chợ hàng năm tầm cỡ quốc tế để thu hút khách.

Tự doanh nghiệp phải có ý thức hướng tới thị trường nội địa, hình thành các công ty trong nước mạnh, những showroom lớn quy tụ nhiều sản phẩm trong nước để thuyết phục người tiêu dùng nội địa...

Thu Thuỷ

Sài Gòn Tiếp thị

Các tin tức khác

>   Kiểm soát giá hàng hóa, không để “té nước theo mưa” (08/07/2009)

>   Xây dựng gói pháp lý thân thiện với doanh nghiệp (08/07/2009)

>   Tiền Giang: Nhiều loại trái cây tăng giá (08/07/2009)

>   6 tháng, Sông Đà đạt 542 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (08/07/2009)

>   39.600 tỷ đồng cho chế tạo thiết bị chế biến nông lâm thuỷ sản đến năm 2025 (08/07/2009)

>   Thị trường căn hộ: nguồn cầu vẫn còn cao (08/07/2009)

>   Cho phép nhà đầu tư xây nhà trên đất nông nghiệp (08/07/2009)

>   Tiếp tục làm rõ cơ cấu giá sữa (08/07/2009)

>   Đóng cửa các siêu thị ở khu kinh tế cửa khẩu Tịnh Biên (08/07/2009)

>   Chưa chấp thuận đường bay vàng (08/07/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật