Thứ Tư, 08/07/2009 11:00

39.600 tỷ đồng cho chế tạo thiết bị chế biến nông lâm thuỷ sản đến năm 2025

Bộ Công Thương đang hoàn tất Quy hoạch phát triển công nghiệp chế tạo thiết bị chế biến nông-lâm- thuỷ sản giai đoạn đến năm 2015 và có xét đến năm 2025.

Theo đó mục tiêu đến năm 2015, công nghiệp chế tạo thiết bị thuộc các lĩnh vực chế biến lúa gạo, điều, cà phê, cao su và thuỷ sản của Việt Nam sẽ  đạt trình độ công nghệ tiên tiến. Đến năm 2020 ngành công nghiệp này  trở thành một ngành sản xuất có thế mạnh của Việt Nam trong khu vực.

Theo Viện  Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công nghiệp (Bộ Công Thương), công nghiệp chế tạo thiết bị chế biến nông lâm thuỷ sản (CBNLTS) nước ta hiện nay đã tiếp cận được thị trường, sản phẩm đa dạng, đáp ứng được 40% nhu cầu thị trường. Song các cơ sở sản xuất còn nhỏ bé. Nước ta hiện có 80 cơ sở chế tạo, lắp ráp thiết bị CBNLTS, trong đó có 25 cơ sở có tính chuyên ngành, các cơ sở phần lớn khép kín, thiếu đầu tàu dẫn dắt phát triển. Trình độ công nghệ còn yếu, nguyên vật liệu đầu vào gần như phải nhập hoàn toàn, sức mua thị trường còn nhỏ.

Trên cơ sở đó, Quy hoạch định hướng phát triển công nghiệp chế tạo thiết bị CBNLTS tập trung đầu tư chiều sâu vào các cơ sở hiện có, thực hiện đầu tư mới một số dự án chủ lực.

Tại 3 miền Bắc-Trung-Nam sẽ hình thành mạng lưới sản xuất lắp ráp và công nghiệp hỗ trợ cho ngành tại các khu, cụm công nghiệp đã được quy hoạch. Mô hình sản xuất sẽ được phân chia  theo hình thức liên kết mở trên cơ sở lợi ích kinh tế  và quy luật thị trường. Liên kết các cơ sở sản xuất cùng nhóm sản phẩm thành các Hội ngành hàng, hình thành những trung tâm nghiên cứu và triển khai từng lĩnh vực làm nhiệm vụ tư vấn thiết kế, chuyển giao công nghệ.

Thời gian tới Bộ Công Thương khuyến khích  các doanh nghiệp trong nước chủ động tìm kiếm đối tác nước ngoài để tranh thủ nguồn vốn, kinh nghiệm khai thác thị trường, công nghệ của các hãng đa quốc gia. Bên cạnh đó, trong mỗi nhóm sản phẩm  sẽ xây dựng 1 đến 2 doanh nghiệp mạnh  làm đầu mối liên kết các doanh nghiệp vệ tinh nhỏ và vừa.

Giai đoạn 2016-2020 ngành chế tạo thiết bị CBNLTS sẽ được nâng cao năng lực, ứng dụng cơ điện tử và các tiên bộ khoa học kỹ thuật để chế tạo thiết bị và dây chuyền chế biến có mức độ tự động hoá cao, tiến tới thành lập tập đoàn  đa ngành nghề sản xuất , kinh doanh thiết bị CBNLTS.

Trong giai đoạn này mục tiêu giá trị sản xuất đạt 3.390 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đến năm 2015  là 15%/ năm, đến năm 2015 mục tiêu xuất khẩu đạt 15-20 triệu USD/ năm. Đến năm 2020 đạt 35-40 triệu USD/ năm. Sau năm 2020 các máy móc CBNLTS xuất khẩu công suất trung bình đều đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.

Dự kiến nhu cầu vốn  đầu tư từ nay đến năm 2025 là 39.600 tỷ đồng trong đó giai đoạn từ nay đến năm 2015 là 16.500 tỷ đồng, giai đoạn 2016-2020 là 13.400 tỷ đồng , giai đoạn 2020 – 2025 là 9.700 tỷ đồng.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Hữu Hào, chế tạo thiết bị CBNLTS là lĩnh vực quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến gia tăng thu nhập quốc dân trong nông nghiệp, được Nhà nước đặc biệt khuyến khích phát triển.

Việc quy hoạch phát triển sản xuất thiết bị CBNLTS  được xây dựng trên cơ sở phù hợp với Chiến lược phát triển ngành Cơ khí Việt Nam, gắn với chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp.

Bộ Công Thương hiện đang gấp rút hoàn thành Quy hoạch này để sớm được phê duyệt trong năm nay.

Các sản phẩm chủ lực được lựa chọn sản xuất:

Máy phân loại cà phê, gạo, điều nhân;

Máy xát trắng gạo và máy đánh bóng gạo công suất 4-6 tấn/ h;

Các hệ ép và nấu đường công suất 3.000 tấn mía cây/ngày trở lên;

Máy ly tâm tách bã sắn;

Dây chuyền chế biến cà phê, máy rang cà phê;

Thiết bị tách vỏ điều, máy lạng gỗ…

Quỳnh Hoa

Chính phủ

Các tin tức khác

>   Thị trường căn hộ: nguồn cầu vẫn còn cao (08/07/2009)

>   Cho phép nhà đầu tư xây nhà trên đất nông nghiệp (08/07/2009)

>   Tiếp tục làm rõ cơ cấu giá sữa (08/07/2009)

>   Đóng cửa các siêu thị ở khu kinh tế cửa khẩu Tịnh Biên (08/07/2009)

>   Chưa chấp thuận đường bay vàng (08/07/2009)

>   Lúa gạo đang tiêu thụ mạnh (08/07/2009)

>   Về với... "ao nhà" (08/07/2009)

>   Nhiều dự án thép chậm tiến độ (08/07/2009)

>   Điều chỉnh giá điện giờ cao điểm: Cần cho đối tượng nào? (08/07/2009)

>   Tăng giá xăng dưới góc nhìn DN (08/07/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật