Thứ Sáu, 03/07/2009 14:39

Viettel đơn phương dừng dịch vụ trên các đầu số:

Hợp tác kiểu “độc quyền”!

Trong lúc mối quan hệ giữa Viettel Telecom và các doanh nghiệp nội dung số Việt Nam (CP) ngày càng căng thẳng sau quyết định của Viettel Telecom nhằm điều chỉnh tỷ lệ phân chia doanh thu, bất chấp phản đối của các CP, ngày 30/6/2009 Viettel Telecom đã thẳng thừng tuyên bố sẽ chấm dứt dịch vụ trên các đầu số với các CP từ 0h ngày 2/7/2009. Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Lê Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Nội dung số bày tỏ sự bức xúc trước thái độ hợp tác kiểu “độc quyền” của Viettel Telecom.

Câu lạc bộ các doanh nghiệp nội dung số Việt Nam đã lên tiếng phản đối về phương án phân chia doanh thu kinh doanh dịch vụ nội dung số của mạng di động Viettel. Ông Hà cho biết, việc phát triển các dịch vụ nội dung số ở Việt Nam lâu nay hoạt động trên cơ sở hợp tác giữa các nhà cung cấp nội dung số và nhà mạng di động. Để công nghiệp nội dung số phát triển, đòi hỏi có các chính sách phát triển hợp lí, lâu dài, ổn định, đôi bên cùng có lợi.

-Các doanh nghiệp CP phản ứng thế nào trước động thái này của Viettel, thưa ông?

Trước quyết định này của Viettel, chúng tôi đã gửi văn bản báo cáo lên Bộ Thông tin – Truyền thông về việc áp đặt chính sách phân chia doanh thu của Viettel Telecom với các Doanh nghiệp cung cấp nội dung (CP). Bởi lẽ, từ ngày 01/06/2009 Bộ Thông tin – Truyền thông đã gửi cho các CP bản dự thảo “Thông tư v/v cung cấp và sử dụng dịch vụ nội dung trên mạng viễn thông di động“. Trong bản dự thảo này Bộ Thông tin – Truyền thông cũng đã đưa ra các quy định  thương mại đối với các dịch vụ nội dung số như: Quy định về tỷ lệ phân chia doanh thu giữa các doanh nghiệp, quy định chia sẻ khuyến mại, giá cước dịch vụ, thanh toán cước dịch vụ.... Đây là quyết định đúng đắn và là việc cần thiết để Bộ Thông tin - truyền thông  quản lý việc cung cấp các dịch vụ nội dung số nhằm tạo điều kiện thúc đẩy lĩnh vực kinh doanh nhiều tiềm năng này phát triển mạnh mẽ hơn.

Thế nhưng, trên thực tế, ngày 11/06/2009 Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) đã gửi công văn số 1741/VT-VAS để thông báo về việc thay đổi cước phân chia giữa Viettel Telecom và các CP trên toàn mạng Viettel Câu lạc bộ nội dung số đã có công văn số 88 /CV-VCP đề ngày 17/06/2009 phúc đáp công văn số 1741 của Viettel Telecom trong đó nêu rõ việc áp dụng cơ chế phân chia cước này sẽ gây khó khăn rất lớn cho các CP và cũng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của dịch vụ nội dung trên mạng di động, dẫn tới sự sụt giảm doanh thu của cả Viettel Telecom lẫn các CP trong lĩnh vực này. Mặt khác việc này cũng có thể dẫn tới những bất lợi cho khách hàng và cho toàn xã hội. Tuy nhiên Câu lạc bộ nội dung số cũng đã đề xuất phương án hợp tác dựa trên một trong những phương án mà Viettel đã đưa ra trong năm 2009, trong đó tăng gấp đôi tỷ lệ doanh thu phân chia Viettel được hưởng sau khi trừ đi phần cước viễn thông.

Tuy nhiên Viettel Telecom không trả lời công văn số 88 nói trên mà đến ngày 30/06/2009 đã gửi tiếp công văn số  2012/VT-VAS thông báo từ ngày 02/07/2009 sẽ đơn phương tạm dừng dịch vụ của các CP chưa ký phụ lục hợp đồng thay đổi mức phân chia doanh thu theo công văn 1741. Thời hạn thông báo trong công văn 2012 này rất gấp và nếu Viettel tạm dừng dịch vụ thì trong mỗi ngày sẽ có hàng triệu khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ của chúng tôi sẽ không sử dụng được dịch vụ nữa mà không nhận được bất kỳ sự báo trước nào.

Trong tình trạng việc kinh doanh dịch vụ nội dung chưa được đặt dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước mà phụ thuộc hoàn toàn vào các nhà cung cấp mạng điện thoại di động như Viettel Telecom, đứng trước sự thúc ép đơn phương của Viettel Telecom dựa trên vị thế là doanh nghiệp lớn và đang nắm giữ hạ tầng, các CP trong câu lạc bộ chúng tôi buộc phải ký vào phụ lục hợp đồng với Viettel Telecom để đảm bảo dịch vụ cung cấp cho khách hàng không bị gián đoạn, quyền lợi của khách hàng được đảm bảo.

-Nếu như phụ lục này được ký kết, các doanh nghiệp CP và người dùng sẽ bị thiệt thòi gì, thưa ông?

Với phương án phân chia cước của Viettel đề xuất các doanh nghiệp nội dung số sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cụ thể: Trong chưa tới 6 tháng, Viettel liên tục thay đổi tới 4 phương thức phân chia doanh thu, điều này gây ra những khó khăn trong việc xác định chiến lược kinh doanh của các CPs. Cụ thể: Doanh thu dịch vụ nội dung cung cấp trên mạng di động Viettel sẽ giảm trên 35% đến 40% so với trước khi áp dụng chính sách này - với tỷ lệ này thì nhiều CP sẽ lỗ nếu tiếp tục kinh doanh dịch vụ, một cách trực tiếp, Viettel đẩy các CPs đến phá sản; Chính sách tăng tỷ lệ phân chia cho Viettel đặc biệt đối với các đầu số có giá cước thấp (từ 1000 đ đến 4000 đ) sẽ buộc các doanh nghiệp nội dung số phải tăng giá dịch vụ, hoặc cung cấp các dịch vụ nội dung đơn giản trên đầu số có giá cước cao. Điều này dẫn đến phản ứng của khách hàng và dư luận xã hội về dịch vụ nội dung qua tin nhắn. Vô hình chung chính sách này càng khuyến khích hình thức kinh doanh ngắn hạn và lợi dụng khách hàng, gây phản ứng gay gắt trong dư luận.

-Dư luận cho rằng, Viettel Telecom đang có những biểu hiện "chèn ép" các CP, tạo điều kiện cho Trung tâm nội dung của Viettel chiếm thị trường, cạnh tranh không lành mạnh dựa trên vị thế "độc quyền" của Viettel. Quan điểm của ông thế nào?

Các doanh nghiệp nội dung số sẽ phải cắt giảm hàng loạt các hoạt động truyền thông, phát triển thị trường, sản xuất nội dung để cung cấp cho khách hàng là thuê bao di động của Viettel, xác lập vị trí độc quyền trong kinh doanh nội dung số của Viettel. Bên cạnh đó, Chính sách phân chia doanh thu dịch vụ này không khuyến khích các doanh nghiệp nội dung số tiếp tục đầu tư vào công nghệ, sản xuất nội dung phục vụ dịch vụ gia tăng trên nền 3G mà Viettel sắp cung cấp ra thị trường. Như vậy ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng xã hội hoá dịch vụ nội dung thônhg tin và hiệu quả kinh doanh dịch vụ 3G của Viettel.

Câu lạc bộ nội dung số đã báo cáo Bộ Thông tin và truyền thông về thực trạng hợp tác không bình đẳng và việc Viettel Telecom dùng các vị thế không bình đẳng của mình để ép buộc các CP ký kết các phụ lục hợp đồng với những điều khoản bất lợi cho CP. Điều đáng nói là những phụ lục này không chỉ bất lợi cho các CP mà còn bất lợi cho khách hàng và sự phát triển của nền công nghiệp dịch vụ nội dung số.

Chúng tôi rất mong muốn Bộ Thông tin và truyền thông có sự quan tâm đặc biệt, xem xét và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh kịp thời lĩnh vực kinh doanh đang phát triển rất mạnh này, nhất là khi mạng 3G đang được gấp rút triển khai. Chúng tôi xin được góp sức vào việc đóng góp ý kiến giúp cho Bộ Thông tin và truyền thông ban hành các văn bản quản lý tạo ra khung pháp lý phù hợp cho lĩnh vực kinh doanh dịch vụ nội dung trên mạng viễn thông để lĩnh vực này phát triển ngày càng mạnh mẽ, đem lại lợi ích cho khách hàng và sự phát triển của xã hội nói chung.

-Xin cảm ơn ông.

Với mạng di động Viettel, chỉ trong vòng chưa đến 6 tháng (từ 1/1/2009 - 3/6/2009), Viettel đã liên tục thay đổi phương thức phân chia doanh thu với các CP, gây khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp. Điều đáng nói, nếu theo các phương thức phân chia mới, doanh thu chia cho Viettel đã tăng lên gấp đôi (!) so với thời điểm trước ngày 1/1/2009. Sau mỗi lần thay đổi, tỷ lệ doanh thu của đơn vị này lại liên tục tăng lên mà không nghĩ đến quyền lợi của các đối tác hợp tác với mình. Với tỷ lệ phân chia này thì nhiều CP sẽ lỗ nếu tiếp tục kinh doanh dịch vụ. Một cách trực tiếp, Viettel đẩy các CP ở Việt Nam đến bờ vực của phá sản.

Lại Hợp Nhân

Diễn đàn doanh nghiệp

Các tin tức khác

>   Bất ổn mía đường (03/07/2009)

>   Căn hộ: Ít “sóng” để lướt (03/07/2009)

>   Kinh doanh cà phê lỗ: do mạnh ai nấy làm (03/07/2009)

>   Nhà ở xã hội: Không chắc có người mua (03/07/2009)

>   Giá nhà đất bị "đẩy" lên cao: Coi chừng bẫy giăng (03/07/2009)

>   Một số hướng dẫn mới về đầu tư nhà ở xã hội (03/07/2009)

>   Quy hoạch sản xuất xi măng: Thừa hay thiếu? (03/07/2009)

>   Kiến nghị giảm 20% giá điện cao điểm sáng (03/07/2009)

>   Dăk Lăk: Doanh nghiệp không mua được cà phê để xuất khẩu (03/07/2009)

>   "Nóng bỏng" thị trường chung cư cũ ở Hà Nội (03/07/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật