Thứ Hai, 13/07/2009 16:42

DN Trung Quốc "bành trướng" ra thế giới - Đã đến lúc phải lo ngại?

(Vietstock) – Thống kê mới nhất của tạp chí Fortune, về 500 doanh nghiệp hàng đầu thế giới xét trên phương diện doanh số đã ghi nhận sự có mặt của 37 công ty Trung Quốc, một sự gia tăng đáng kể so với con số của năm ngoái là 29 công ty. Trong chiều hướng ngược lại, số liệu thống kê vừa qua đã cho thấy, số lượng doanh nghiệp Mỹ trong bảng xếp hạng của Fortune đã giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử. 

Phải chăng thời đại của các doanh nghiệp Trung Quốc đã điểm? Trong giai đoạn khủng hoảng vừa qua, nếu như các doanh nghiệp chế tạo xe hơi của Mỹ đang đương đầu với những khó khăn lớn và nhiều trong số đó đã phải đệ đơn xin bảo hộ phá sản, thì dường như, bức tranh có phần tươi sáng hơn đối với các doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động trong cùng ngành: doanh số xe hơi của các doanh nghiệp tại quốc gia đông dân nhất thế giới này đã đạt mức kỷ lục mới trong Tháng 6 vừa qua. Có vẻ như làn sóng Trung Quốc đã bắt đầu lan khắp toàn cầu và câu hỏi được đặt ra, như lời tựa của một cuốn tiểu thuyết vừa được phát hành, là “Khi nào người Trung Quốc chiếm lĩnh được thế giới”.

Danh sách công bố cho thấy sự thành công vượt bậc của các công ty Trung Quốc, tuy nhiên chúng cũng thể hiện các điểm yếu và tính chất mất cân xứng của các doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc gia này.

Lợi thế của các công ty Trung Quốc chính là quy mô khổng lồ của thị trường nội địa Trung Quốc. Với lợi thế này, các công ty Trung Quốc chỉ cần chiếm lĩnh thị trường nội địa, không cần phải nhảy ra thị trường thế giới, cũng đã trở thành “ông lớn” trên bản đồ kinh doanh thế giới.

Tiêu biểu cho việc tận dụng lợi thế này là các công ty dầu khí như Sinopec, và China National Petroleum với các thứ hạng lần lượt là 9 và 13. Tiếp đến là lĩnh vực ngân hàng và viễn thông, với Industrial and Commercial Bank of China (ICBC - xếp thứ 16), và China Mobile (xếp thứ 25)

Bên cạnh đó, kết quả kinh doanh sụt giảm của các công ty Châu Âu, và Mỹ trong bối cảnh kinh tế suy thoái toàn cầu cũng là một tác nhân quan trọng tạo cơ hội cho các công ty Trung Quốc.

Một vấn đề rất đáng quan tâm nữa đó là tốc độ tăng trưởng quá nóng của những công ty này. Trong đó, doanh thu Sinopec đã tăng 30%, ICBC tăng 37%, và China Mobile tăng 38%. Xét về mặt giá trị, doanh số các công ty này vào khoảng 40 đến 50 tỷ USD, con số quá ấn tượng trong tình hình hiện nay.

Với số dân hơn 1.3 tỷ người, nền tảng thị trường cho các công ty trong nước phát triển là cực kỳ thuận lợi. Nhưng điều này cũng gây ra nhiều thách thức. Các công ty Trung Quốc cần có bước chuẩn bị tốt hơn cho dài hạn đặt trong tình hình cạnh tranh toàn cầu ngày càng khốc liệt.

Ngoài ra, các công ty Trung Quốc còn được sự hỗ trợ tích cực từ sự bảo hộ của chính quyền Trung Quốc. Các công ty lớn ở các ngành ngân hàng, bảo hiểm nhân thọ, viễn thông, và các ngành công nghiệp cơ bản vẫn đang hưởng lợi lớn từ chính sách bảo hộ thị trường nội địa của chính quyền trung ương, mặc dù tình hình có phần cải thiện sau khi Trung Quốc gia nhập WTO.

Bước ra thế giới

Trong thời gian qua, nhiều công ty lớn của Trung Quốc đã có những bước đi nhằm mục đích trở thành công ty quốc tế.

Trong số đó, có thể kể đến China Mobile, Ping An, Chinalco. Tuy nhiên, mặc cho những lợi thế về quy mô, các công ty này vẫn gặp phải rất nhiều khó khăn trên con đường quốc tế hóa.

Một điểm đáng lưu ý khác đó là khuynh hướng các công ty ở đại lục đang chuyển dần sang chiến lược tập trung vào các nguồn tài nguyên cơ bản – vốn rất cần thiết trong hoạt động của các nhà máy công nghiệp cũng như trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Chiến lược của các doanh nghiệp Trung Quốc dường như đã vượt ra khỏi giới hạn mang tính giáo điều truyền thống, thay vào đó, động thái này mang tính chiến lược lâu dài và tầm ảnh hưởng lớn hơn.

Do đó, trong số các công ty Trung Quốc có mặt trong danh sách Fortune 500 của năm 2009, chủ yếu là các công ty thuộc lĩnh vực công nghiệp thép và xây dựng, khi những công ty thuộc các lĩnh vực này hưởng nhiều thuận lợi từ sự mở rộng xây dựng cơ sở hạ tầng đường cao tốc và đường ray xe lửa trong thời gian qua của chính phủ.

Thách thức mà các công ty Trung Quốc phải đối mặt chính là khả năng lọt vào danh sách Fortune 500 của công ty mang giá trị gia tăng toàn cầu thực sự, với thương hiệu được biết đến rộng rãi trên thế giới. Điều này không hề dễ dàng.

Trong thời gian qua, nỗ lực của nhà sản xuất máy tính hàng đầu Trung Quốc đã có những nỗ lực lớn khi thực hiện sát nhập với một cơ sở của IBM trong năm 2004 nhằm gia tăng uy tín. Kết quả là trong năm 2008, Lenovo đã lọt vào danh sách Fortune 500, nhưng sang năm 2009, công ty này đã không thể tiếp tục hiện diện trong bảng danh sách này.

Chúng ta cũng chờ đợi xem những tham vọng của các “ông lớn” thuộc ngành viễn thông Trung Quốc trong kế hoạch chiếm lĩnh các thị trường đang phát triển như châu Phi, Trung Đông, những thị trường có tính cạnh tranh chưa cao, và giá cả cạnh tranh chính là lợi thế của các công ty Trung Quốc. 

Ngành công nghệ thông tin cũng được kỳ vọng sẽ là một ngành mũi nhọn của Trung Quốc trong cuộc chinh phục thị trường thế giới, bên cạnh thị trường nội địa khổng lồ với hơn 300 triệu người dùng Internet. Nhưng những công ty như Baidu – với công cụ tìm kiếm Baidu, một trong những công cụ tìm kiếm hàng đầu thế giới- cũng sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn nếu muốn vươn ra thế giới.

Thế kỷ 21 có thể là thế kỷ của Trung Quốc, nhưng nó sẽ phải cải thiện nhiều hơn nữa nếu muốn thực sự tạo ra các công ty của thế kỷ 21.

Cao Vệ - Khánh Hưng (Theo Marketwatch)

Các tin tức khác

>   Trung Quốc sắp có vụ IPO khổng lồ (13/07/2009)

>   Cata đề nghị mua cổ phần Porsche trị giá 7 tỷ USD (13/07/2009)

>   IEA: Đà phục hồi KT toàn cầu sẽ mạnh hơn trong năm tới (13/07/2009)

>   Thổ Nhĩ Kỳ và một số nước thành viên EU ký thỏa thuận Nabucco (13/07/2009)

>   Mỹ - Trung mâu thuẫn vì con gà (13/07/2009)

>   Sau đại phẫu, GM hết béo phì (13/07/2009)

>   Dầu lại xuống dưới 60 USD/thùng (13/07/2009)

>   Robot cũng thất nghiệp khi kinh tế khó khăn (13/07/2009)

>   Gia tăng báo động về an ninh lương thực (13/07/2009)

>   China Eastern Airlines công bố kế hoạch sáp nhập với Shanghai Airlines (13/07/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật