Thứ Hai, 13/07/2009 15:13

Thổ Nhĩ Kỳ và một số nước thành viên EU ký thỏa thuận Nabucco

Theo kế hoạch, ngày 13/7, Thổ Nhĩ Kỳ và 4 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), gồm Áo, Bungari, Hunggari, Rumani, ký thỏa thuận về dự án đường ống dẫn khí đốt Nabucco, với mục tiêu giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng từ Nga.

Tuyến đường ống dẫn khí đốt dài 3.300 km nói trên không đi qua Nga, có chi phí xây dựng khoảng 7,9 tỷ euro (10,9 tỷ USD), và khi bắt đầu hoạt động vào năm 2014 sẽ bơm khoảng 31 tỷ m3/năm cho đến năm 2020, từ khu vực biển Caxpi ở Trung Á tới Áo qua Thổ Nhĩ Kỳ và vùng Bancăng.

Mặc dù Ngân hàng đầu tư châu Âu (EIB) và Ngân hàng tái thiết và phát triển châu Âu (EBRD) tỏ ý sẵn sàng hỗ trợ dự án về mặt tài chính, song các chuyên gia phân tích cho rằng kinh phí cho Nabucco là một vấn đề khó khăn trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái. Ngoài ra, các chuyên gia vẫn còn hoài nghi về khả năng dự án sẽ tìm đủ nguồn cung khí đốt.

Tại cuộc họp hồi tháng 5/09 ở Praha (Cộng hòa Séc), Tuốcmênixtan cùng hai nhà cung cấp tiềm năng khác ở Trung Á là Cadắctan và Udơbêkixtan đã không ủng hộ dự án này. Ông Necdet Pamir, chuyên gia năng lượng của Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, nếu không có 3 nước Trung Á trên, Adécbaidan sẽ là nhà cung cấp chính, nhưng quốc gia này không đủ khí đốt cho Nabucco. Adécbaidan chỉ có thể cung cấp 4 tỷ m3/năm cho Nabucco, đồng thời vẫn phải thực hiện những hợp đồng xuất khẩu đã cam kết. Adécbaidan cũng khiến những người ủng hộ dự án Nabucco lo lắng khi hồi tháng 6/09 đã ký thỏa thuận xuất khẩu khí đốt cho Nga từ năm 2010. Hiện Ai Cập, Iran và Irắc được liệt vào danh sách các nhà cung cấp tiềm năng cho Nabucco.

Đối thủ của Nabucco là dự án South Stream (Dòng chảy phương nam), do hai tập đoàn khí đốt khổng lồ Nga Gazprom và Eni của Italia hợp tác xây dựng, sẽ chuyển khí đốt của Nga qua Bungari tới khu vực Tây Âu.

Việc ký kết thỏa thuận về dự án Nabucco đã bị trì hoãn vài lần do Thổ Nhĩ Kỳ muốn sử dụng 15% lượng khí đốt chuyển qua đường ống để phục vụ thị trường nội địa, hoặc để tái xuất khẩu. Nhưng theo các hãng tin của Thổ Nhĩ Kỳ, nay Ankara đã từ bỏ yêu cầu trên và muốn có 50-60% doanh thu thuế từ dự án, với giá trị có thể lên tới 450 triệu euro (630 triệu USD) mỗi năm, trong bối cảnh gần 2.000 km trong hệ thống đường ống Nabucco được đặt trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ.

Hương Giang (Theo AFP)

TTXVN

Các tin tức khác

>   Mỹ - Trung mâu thuẫn vì con gà (13/07/2009)

>   Sau đại phẫu, GM hết béo phì (13/07/2009)

>   Dầu lại xuống dưới 60 USD/thùng (13/07/2009)

>   Robot cũng thất nghiệp khi kinh tế khó khăn (13/07/2009)

>   Gia tăng báo động về an ninh lương thực (13/07/2009)

>   China Eastern Airlines công bố kế hoạch sáp nhập với Shanghai Airlines (13/07/2009)

>   Kirin và Suntory sẽ hợp nhất thành nhà sản xuất nước giải khát lớn nhất Nhật Bản (13/07/2009)

>   IMF: Anh không đủ sức đưa ra gói cứu trợ mới (13/07/2009)

>   TTCK Mỹ - Mùa báo cáo tài chính đã đến… (13/07/2009)

>   Tuần qua, JPY tăng 4,1% so với EUR (13/07/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật