Thứ Hai, 20/07/2009 06:04

Dệt may lạc quan

Nếu các doanh nghiệp nỗ lực tốt, có khả năng kim ngạch xuất khẩu dệt may năm nay đạt 10 tỉ USD (cao hơn 900 triệu USD so với năm 2008)

Công ty khảo sát thị trường quốc tế (BMI – Business Monitor International) vừa đưa ra đánh giá, mặc dù VN vẫn chỉ là nước sản xuất hàng dệt may loại trung bình nhưng tốc độ tăng trưởng đã có tín hiệu khả quan và đứng thứ 36 trong bảng xếp hạng thế giới về giá trị gia tăng mà ngành dệt may mang lại. Bên cạnh đó, thị trường xuất khẩu mới cũng có những dấu hiệu tích cực, đặc biệt là thị trường Nhật.

Cơ hội mở rộng thị trường

Cũng theo BMI, trong 17 nhóm hàng trị giá hơn 10 triệu USD của dệt may VN xuất sang Nhật Bản, có đến 11 nhóm hàng đang trong xu hướng tăng, cụ thể là nhóm áo thun tăng 161%, nhóm váy tăng trên 58%, áo kimono tăng 43%, sơ mi tăng 36%... Dự kiến kim ngạch xuất khẩu năm 2009 sang Nhật sẽ tăng 20% so với năm 2008. Ngoài ra, còn có một số thị trường mới như Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Đông Âu và đã có những đơn hàng xuất khẩu phụ liệu sang Trung Quốc.

Theo Hiệp hội Dệt may VN (Vitas): Một sự kiện có nhiều ý nghĩa với ngành thời trang VN là mới đây Hiệp hội Thời trang châu Á bước đầu đã chấp thuận cho VN trở thành thành viên thứ 6 của hiệp hội (dự kiến kết nạp chính thức vào tháng 11 – 2009).

Việc có mặt trong hiệp hội thời trang uy tín nhất châu Á sẽ giúp ngành thời trang VN hưởng những thuận lợi từ các hoạt động xúc tiến thương mại cho hàng thời trang xuất khẩu trên thị trường toàn cầu. Ngoài ra, thông tin mới nhất là ba nước xuất khẩu hàng dệt may hàng đầu trong ASEAN là VN, Indonesia và Thái Lan có thể sẽ thành lập một liên minh vào cuối năm nay giúp đẩy mạnh xuất khẩu của khu vực, cắt giảm chi phí sản xuất và liên kết các đơn đặt hàng.

Có đơn hàng đến cuối năm

Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may VN (Vinatex) Vũ Đức Giang cho biết: Kim ngạch xuất khẩu dệt may 6 tháng đầu năm đạt khoảng 4 tỉ USD, giảm 4,7% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, trong bối cảnh tổng cầu dệt may của thế giới giảm khoảng 15%, ngành dệt may VN chỉ dừng ở mức suy giảm gần 5% là con số có thể chấp nhận được. Và thực tế, nhiều doanh nghiệp (DN) vẫn đạt khá. Lợi nhuận 6 tháng đầu năm của Vinatex vẫn đạt 148% kế hoạch, có đơn vị đạt lợi nhuận trên vốn hơn 30%...

Theo nhiều DN dệt may, khác với quý I, nhiều DN may mặc phải thu hẹp sản xuất do sụt giảm đơn hàng xuất khẩu, những tháng gần đây, nhất là từ giữa tháng 6, đơn hàng dệt may của các đối tác Mỹ và EU đang dần dần ổn định trở lại, nhiều DN đã ký được đơn hàng đến hết quý III/2009, thậm chí một số DN lớn đã có hợp đồng đến hết năm nay.

Đại diện Tổng Công ty CP May Việt Tiến cho hay hiện đơn vị phải huy động tối đa lượng công nhân để thực hiện số lượng đơn hàng xuất khẩu tăng 20% so với những tháng trước. Công ty CP May Nam Định cũng đã nhận đơn hàng đến hết quý I/2010.

Các đơn vị dệt may lớn như Việt Thắng, Nhà Bè, Thắng Lợi, Phong Phú... cũng nhận được nhiều đơn hàng xuất khẩu từ nay đến cuối năm. Nhiều bạn hàng cũ của các thị trường lớn cũng quay lại ký đơn hàng mới sau một thời gian dài tạm ngưng.

Thứ trưởng Thường trực Bộ Công Thương Bùi Xuân Khu cho rằng: Mặc dù ngành dệt may còn gặp nhiều khó khăn nhưng nếu các DN nỗ lực thì năm nay vẫn có khả năng đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỉ USD (cao hơn 900 triệu USD so với năm 2008).

Nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm

Bắt đầu từ ngày 15-7, các xưởng dệt - nhuộm - may với tổng giá trị đầu tư hơn 19 triệu USD của Công ty Dệt kim Đông Phương đi vào hoạt động tại Khu Công nghiệp Xuyên Á (Long An). Mới đây, Công ty CP Dệt Việt Thắng và Công ty CP May Việt Thắng đã kết hợp giới thiệu bộ sưu tập thời trang xuân hè mang tính ứng dụng cao từ công nghệ dệt và may hoàn tất. Việc đẩy mạnh đầu tư công nghệ hoàn tất sẽ mang đến lợi nhuận cao từ giá trị gia tăng của sản phẩm, tăng tỉ lệ nội địa hóa và giảm gánh nặng phụ thuộc nguyên phụ liệu nhập khẩu.

Cũng vào ngày 15-7, Công ty Gerber Scientific International VN sẽ chính thức cung cấp phụ tùng và vật tư tiêu hao cho các thiết bị tự động hóa cho ngành may mặc và vật liệu mềm. Sự kiện này giúp cho 230 đơn vị may mặc trên toàn quốc đang sử dụng thiết bị của Gerber Scientific International VN rút ngắn thời gian nhận hàng.

Mai Vân

Người lao động

Các tin tức khác

>   “Miễn bình luận” (20/07/2009)

>   Doanh nghiệp xuất khẩu để mắt "láng giềng gần" (19/07/2009)

>   Tái định cư: Chưa thể yên tâm (19/07/2009)

>   Cần Thơ: Xây dựng “làng dầu khí” (19/07/2009)

>   Cụm cảng trên sông Hậu sẽ có hai luồng tàu ra biển (19/07/2009)

>   TP.HCM: Nền đất tăng giá, căn hộ giảm nhẹ (19/07/2009)

>   TPHCM: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 tăng 0,68% (19/07/2009)

>   Cảng Vân Phong sẽ được khởi công vào tháng 10 (19/07/2009)

>   Hơn 20 HTX và tổ nhóm tiếp thị nông sản cho hệ thống Co.opMart (19/07/2009)

>   8 nhà thầu không được tham gia dự án giao thông (19/07/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật