Thứ Tư, 08/07/2009 18:06

Dầu và kim loại rớt giá, chứng khoán Châu Á trượt dài

(Vietstock) – Chứng khoán Châu Á tiếp tục chìm sâu trong phiên giao dịch ngày Thứ Ba cùng với sự trượt dài của giá cả các loại hàng hóa và kỳ vọng phục hồi nhanh của nền kinh tế.

 Nikkei

Hang Seng

Straits Times

Nguồn: YahooFinance

Tâm lý bi quan bao trùm khắp các sàn giao dịch khu vực khiến các chỉ số chính tuột dốc hơn 2% vào các thời điểm khác nhau trong ngày. Tuy nhiên dần về cuối phiên, hầu hết đều nỗ lực lấy lại bớt số điểm đã mất. Trong ngày, giá dầu trượt xuống gần mốc 62 USD/thùng.

Số đơn đặt hàng máy móc đầy thất vọng được công bố cùng ngày đã khiến nhà đầu tư Nhật Bản thất vọng, từ đó làm gia tăng mối quan ngại về sự yếu kém của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này. Do vậy, chỉ số Nikkei .N225 của Nhật Bản giảm mạnh 227.04 điểm (2.4%), xuống mức đóng cửa thấp nhất trong 6 tuần tại 9,420.75 điểm.

Được biết trong Tháng 5 vừa rồi, số đơn đặt hàng máy móc của Nhật Bản giảm 3% so với tháng trước. Con số này thấp hơn rất nhiều so với kỳ vọng tăng 1.8% của các nhà phân tích và đánh dấu sự sụt giảm giá trị nhiều nhất kể từ khi Chính phủ bắt đầu thu thập các số liệu này vào Tháng Tư năm 1987.

Theo trưởng bộ phận cổ phiếu của Công ty chứng khoán Chuo ở Tokyo thì “Không chỉ riêng gì Nhật Bản mà tất cả các nước còn lại trên thế giới, khoảng cách giữa kỳ vọng và thực tế còn quá xa vời. Niềm hy vọng vào một tương lai sáng sủa hơn giờ đây đã dần chuyển sang sự thận trọng.”

Tại Hồng Kông, chỉ số Hang Seng .HSI của Hồng Kông giảm 0.8%, xuống 17,721.07 điểm. Trong khi đó, chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm nhẹ 0.2%, xuống 1,431.02 điểm. Chỉ số tăng mạnh nhất trong năm nay, Shanghai Composite, cũng giảm nhẹ 0.3%, chỉ số S&P/ASX của Úc gần như đi ngang.

Bà Fan Cheuk Wan, trưởng bộ phận nghiên cứu của Ngân hàng Credit Suisse hy vọng các thị trường trong khu vực chỉ giảm nhẹ hoặc có thể tăng 12% trong vài tháng tới.

Bà cho biết thêm, khu vực Châu Á sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu kinh tế ngày càng xấu đi.

Trong cuộc phỏng vấn với các phóng viên tại Hồng Kông bà Fan cho biết “Chứng khoán Châu Á sẽ bị tác động nặng nề nếu bất ngờ xuất hiện thêm các thông tin vĩ mô ảm đạm.”

Niềm tin của giới đầu tư bị xói mòn dần sau khi Mỹ và Châu Âu công bố các số liệu việc làm đầy ảm đạm và giá cả các loại hàng hóa trượt dài. Cụ thể, giá dầu trượt dài từ mốc 73 USD/thùng xuống 62 USD/thùng trước lo lắng về sự phục hồi chậm chạp của nền kinh tế toàn cầu.

Điều này đã làm gia tăng lo sợ rằng trong Tháng 3 và Tháng 4 thị trường đã đi trước một bước so với khả năng thực của mình. Được biết khi đó chứng khoán toàn cầu tăng mạnh nhờ niềm lạc quan rằng suy thoái sẽ sớm kết thúc trong năm nay.

Bên cạnh đó, giá cả các loại hàng hóa cũng sụt giảm mạnh, kéo thị trường xuống sâu hơn.

Đặc biệt, cổ phiếu của nhà chế tạo thép lớn thứ hai Nhật Bản, JFE Holdings, sụt giảm tới 4.1%; cổ phiếu của tập đoàn khai mỏ lớn nhất nước này, Nippon Mining Holdings, cũng trượt dài 4.6%.

Tại Hàn Quốc, cổ phiếu của nhà chế tạo thép Posco đóng cửa giảm 1.2%. Còn cổ phiếu của đại gia dầu mỏ BHP Billiton của Úc giảm nhẹ 0.3%.

Tại Châu Âu, chỉ số FTSE 100 của Anh tạm giảm 7.45 điểm (0.2%), xuống 4,179.55 điểm. Chỉ số DAX của Đức tạm giảm 15.89 điểm (0.4%), xuống 4,582.30 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp tạm mất 28.39 điểm (0.9%), xuống 3,020.18 điểm.

Chỉ số Dow Jones tương lai tạm nhích 3 điểm, lên 8,134 điểm. Chỉ số S&P 500 tương lai tạm nhận thêm 0.7 điểm, lên 880 điểm.

Tại thời điểm này không chỉ có thị trường chứng khoán bị thua lỗ nặng nề mà còn có thị trường dầu mỏ. Chỉ trong tuần qua, giá dầu trượt hơn 10 USD/thùng. Trên sàn NYMEX, hợp đồng dầu giao Tháng 8 tiếp tục giảm 72 cent/thùng xuống 62.21 USD/thùng.

Đồng USD giảm 0.1%, xuống 95.11 JPY/USD. Đồng EUR đứng tại mức 1.3975 USD/EUR.

Phạm Thị Phước (Theo YahooFinance, AP)

Các tin tức khác

>   Hội nghị cấp cao G-8 đứng trước nhiều thách thức toàn cầu (08/07/2009)

>   Mỹ tìm cách ghìm giới đầu cơ dầu lửa (08/07/2009)

>   Gói kích cầu thứ hai của Mỹ sẽ không kích được TTCK (08/07/2009)

>   Canađa: Thâm hụt ngân sách sẽ lên tới 156 tỷ CAD vào 2014 (08/07/2009)

>   Mỹ: Tình trạng chậm trả nợ tiêu dùng tiếp tục tăng cao (08/07/2009)

>   IMF: Kinh tế Hàn Quốc có thể phục hồi tốt hơn dự đoán (08/07/2009)

>   Qantas Airways bị phạt vì thông đồng ấn định giá (08/07/2009)

>   EU áp thuế chống phá giá đối với dầu diesel sinh học của Mỹ (08/07/2009)

>   Hàng năm Nigeria nhập khẩu trên 25 tỷ USD hàng dệt may (08/07/2009)

>   Thương mại - chìa khóa cho hồi phục kinh tế (08/07/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật