Thương mại - chìa khóa cho hồi phục kinh tế
“Hỗ trợ thương mại là vô cùng quan trọng cho việc giúp đỡ các quốc gia đang phát triển nổi lên từ khủng hoảng” – đó là nhận định của người đứng đầu WTO.
Phát biểu tại Geneva - chủ tịch của WTO ông Pascal Lamy cho hay, thương mại là một trong những lĩnh vực đầu tiên bị ảnh hưởng bởi mức độ tiêu dùng thấp hơn tại các quốc gia có thu nhập thấp. Tuy nhiên, ông cũng cho biết thêm các quốc gia nghèo có thể tự xác định vị thế của mình để sử dụng thương mại làm phương tiện thoát khỏi suy thoái nhanh hơn. Qũy tiền tệ thế giới IMF và tổ chức liên hợp quốc UN cũng ủng hộ cho quan điểm này. Ông Ban Ki Moon - tổng thư ký của liên hợp quốc cho hay “Thương mại có thể và phải là một bộ phận trong nỗ lực kích thích hồi phục kinh tế.” Ông cho rằng thương mại có tiềm năng lớn như một bộ máy của tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững. Những nhận xét tương tự cũng được đưa ra trong suốt hội nghị về hỗ trợ thương mại diễn ra tại Thụy Điển.
Chủ nghĩa bảo hộ
Nhiều quốc gia đang phát triển đã bày tỏ mối quan tâm về việc mở cửa thương mại tìm kiếm sự hỗ trợ nhưng lại lo sợ rằng họ có thể phải đối mặt với những cạnh tranh lớn hơn từ các quốc gia khác.
Tới nay, chiến lược hỗ trợ thương mại đã nhắm tới các kế hoạch về cơ sở vật chất bao gồm cải thiện đường xá và các cảng. Trong số những quốc gia đã thu được lợi nhuận từ các chiến lược này có Việt Nam, Ấn Độ và Iraq.
Ông Lamy cũng cho biết các bước trong chủ nghĩa bảo hộ được giới thiệu trong suốt thời kỳ suy thoái để bảo vệ quyền lợi quốc gia có thể gây ra những vấn đề về sau này cho những nước nghèo vốn có nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào lĩnh vực xuất khẩu còn hạn chế.
Ngân hàng thế giới ước tính giữa tháng 10/2008 tới 4/2009, xuất khẩu tại khu vực Mỹ La tinh giảm 20%, khu vực Đông Á giảm 25% và khu vực Đông, Trung Âu thậm chí giảm tới 35%.
Tín dụng
Các cơ quan viện trợ và các cơ quan thế giới quan trọng sẽ họp để tìm ra các giải pháp thúc đẩy thương mại cho các quốc gia mới nổi mặc dù nền kinh tế thế giới vẫn đang co rút. Cũng như IMF, WB và UN tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD cũng có mặt trong các kế hoạch này.
Tuy nhiên, cùng với thương mại giá trị của tín dụng và một triển vọng được cải thiện trong lĩnh vực ngân hàng cũng được xem là rất quan trọng.
Giám đốc quản lý của IMF ông Dominique Strauss-Kahn cho biết có một khoảng cách trong các kế hoạch hồi phục, đặc biệt là liên quan tới cách mà các ngân hàng có thể cải thiện các bản quyết toán của họ. Ông nói “Rất nhiều việc đã được làm nhưng cũng rất nhiều việc vẫn phải được làm. Hồi phục kinh tế đến sớm hay muộn phụ thuộc vào tốc độ giải quyết các tờ quyết toán trong lĩnh vực tài chính.”
Bùi Huyền (Theo BBC)
DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP
|