Thứ Tư, 22/07/2009 06:08

Chuẩn bị cho hậu kích cầu

Sau những ngày hối thúc, chờ đợi các chính phủ trên thế giới đưa ra các gói kích thích kinh tế, nay các chuyên gia, giới đầu tư lại mong muốn sớm chấm dứt để nền kinh tế trở lại vận động theo quy luật thị trường vốn có của nó.

Tối qua, thị trường tài chính thế giới đã nghe điều trần của ông Ben Bernanke - chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) - trước Quốc hội Mỹ về các chính sách kinh tế trong thời gian tới, trong đó có gói kích thích kinh tế mà Chính phủ Mỹ đã tung ra trước đây. Có thể xảy ra ba tình huống. Nếu người đứng đầu FED cho biết chưa có kế hoạch thu hồi các gói kích thích kinh tế thì thị trường chứng khoán sẽ đảo chiều, không còn thẳng tiến như những ngày qua, tức là chuyển từ lạc quan sang bi quan.

Trường hợp ông Bernanke nói có kế hoạch thu hồi nhưng không đề cập đến thời điểm thực hiện thì thị trường sẽ không còn duy trì được đà tăng điểm như những ngày qua. Có nhiều lý do để giới đầu tư mong muốn các nhà hoạch định chính sách ở Mỹ thu hồi gói kích thích kinh tế, trong đó có nguy cơ lạm phát và sự suy yếu của đồng USD. Tình huống thứ ba là ông Bernanke cho biết thực tế đang thực hiện việc thu hồi các gói kích thích kinh tế thì thị trường như được tiếp sức và chứng khoán sẽ tiếp tục bùng nổ.

Tại VN, cũng đã có một số chuyên gia cảnh báo về khả năng lạm phát cao trở lại, từ đó đề xuất nên tính toán lại các gói kích cầu. TS Lê Xuân Nghĩa, phó chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, nói rằng dù lạm phát của cả năm 2009 chỉ ở mức 6%, nếu cao cũng chỉ là 8-9% nhưng ông cho rằng không thể kéo dài thêm thời gian của gói kích cầu. Theo ông Nghĩa, kết thúc năm 2009 cũng là thời hạn cuối của gói kích cầu ngắn hạn, sau đó nên để cho tín dụng vận động theo cơ chế thị trường.

Như vậy, thị trường đang vận động theo hướng chuẩn bị khi không còn các gói kích thích kinh tế. Theo các chuyên gia, doanh nghiệp trong nước cần phải chuẩn bị cho giai đoạn hậu kích cầu. Hiện nhiều doanh nghiệp đang được Chính phủ hỗ trợ 4%, kéo lãi suất vay vốn cao nhất chỉ còn 6,5%, nhờ vậy đã giảm được đáng kể chi phí sản xuất kinh doanh. Nhưng kể từ đầu năm 2010, khoản hỗ trợ này không còn nữa, chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ tăng lại mức bình thường.

Và còn nhiều thay đổi khác khi không còn kích cầu. Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ có những giải pháp thích hợp để doanh nghiệp không bị sốc khi không còn được hỗ trợ lãi suất. Sẽ tốt hơn nếu mỗi doanh nghiệp ngay thời điểm này bắt tay vào tự trang bị cho mình các bộ giảm xóc hiệu quả, đó là xây dựng phương án sản xuất kinh doanh cho giai đoạn hậu kích cầu.

T.Tu

Tuổi trẻ

Các tin tức khác

>   Giá sữa bột nguyên liệu tăng 14% (21/07/2009)

>   Diễn đàn các nhà lãnh đạo DN Châu Á 2009 diễn ra tại TPHCM (21/07/2009)

>   Hạ thủy tầu chuyên dùng chở ô tô 70.000 DWT (21/07/2009)

>   Sẽ có thêm 26 đặc sản địa phương được chỉ dẫn địa lý (21/07/2009)

>   Tạo đột phá cho nền kinh tế từ các đặc khu kinh tế (21/07/2009)

>   Nokia Siemens sẽ tham gia xây dựng 3G cùng Viettel (21/07/2009)

>   Phát huy lợi thế, tạo vai trò động lực vùng KT trọng điểm ĐBSCL (21/07/2009)

>   Hạ thủy tàu chở ô tô đóng mới tại Việt Nam (21/07/2009)

>   Trao "đặc quyền" của thuê bao trả sau cho trả trước (22/07/2009)

>   Giao dịch bất động sản qua sàn: Ít vì vướng luật (21/07/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật