Thứ Bảy, 04/07/2009 15:19

Ẩn họa từ “con đường tơ lụa”

Trước thông tin hàng hóa, đặc biệt là quần áo xuất xứ từ nước ngoài chứa chất độc hại, Ban chỉ đạo 127TW đã có Công văn số 46/BCĐ-QLTT yêu cầu Ban chỉ đạo 127 các địa phương kiểm tra, kiểm soát các mặt hàng tiêu dùng nhập ngoại không đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn.

Nỗi lo trên “con đường tơ lụa”

Qua kiểm tra thực tế tại địa bàn Hà Nội và một số tỉnh, các mẫu xét nghiệm quần áo Trung Quốc đều chứa chất formaldehyde.

Tại Hà Nội, Chi cục QLTT Hà Nội đã phối hợp với Tổng Cục tiêu chuẩn Đo lường chất lượng lấy mẫu quần áo trẻ em Trung Quốc xét nghiệm và kết luận tất cả các mẫu kiểm định đều chứa chất formadehyde gây nguy hại cho da. Hầu hết các mẫu thử đều lấy tại quận Hoàn Kiếm bởi đây là trung tâm phân luồng đầu mối đi các nơi. Có thể đến những con phố “chuyên doanh” hàng may mặc Trung Quốc tại quận này như: Lương Văn Can, Thợ Nhuộm, Hàng Ngang, Hàng Đào...

Về nguồn gốc của hàng hóa, theo tiết lộ của giới buôn hàng may mặc thì nguồn cung cấp quần áo Trung Quốc cho thị trường miền Bắc là từ Quảng Châu. Nơi đó luôn những xưởng may lớn với hàng ngàn nhân công, sẵn có hàng nghìn mẫu mốt mới nhất để khách hàng lựa chọn.

Từ Quảng Châu mới bắt đầu “con đường tơ lụa” của hàng may mặc Trung Quốc, hàng thâm nhập về Việt Nam chủ yếu qua các cửa khẩu tại Lạng Sơn và Móng Cái (Quảng Ninh). Tại Lạng Sơn, dân buôn lậu đưa hàng qua các đường mòn, lối tắt hai bên cánh gà cửa khẩu, đưa hàng về nơi tập kết. Sau khi hàng tập kết ở các kho chứa hàng, các chủ hàng sẽ vận chuyển nhỏ lẻ vào bến xe để nhồi nhét vào những xe chở khách ở bến xe Lạng Sơn và 3 bến “cóc” nằm sát với Nhà máy xi măng Lạng Sơn, chuyển về Hà Nội cũng như các tỉnh khác tiêu thụ. Tại Móng Cái, dân buôn lậu là thường đến mua và đóng hàng ở Trung tâm Thương mại Móng Cái (hàng chưa thuế), sau đó thuê xe ôm chở về bến xe, đưa về các tỉnh.

Chế tài vẫn bỏ ngỏ

Tổ chức IARC trực thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từ năm 2004 đã xếp formaldehyde là hóa chất độc hại đối với sức khỏe con người, có thể gây tác hại cho da dù chỉ với một hàm lượng rất thấp. Vì thế, ở các nước châu Âu, vải dệt được chia làm 4 nhóm với lượng formaldehyde tồn dư chấp nhận ở mức cụ thể như sau: nhóm vải cho trẻ em: 20ppm; nhóm vải mặc trực tiếp với da: 75ppm; nhóm vải mặc ngoài: 300ppm; nhóm vải trang trí nội thất: 300ppm.

Một chuyên gia trong ngành dệt may chuyên nhập khẩu vải sợi cho biết, hiện nay quy định của Việt Nam và nhiều nước khác về tiêu chuẩn chất lượng vải lại không đề cập đến formaldehyde (trừ Hoa Kỳ, Nhật, châu Âu). Do đó, các lô quần áo nhập khẩu vào Việt Nam không bị kiểm nghiệm tiêu chuẩn này.

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, Việt Nam cần sớm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định về độ an toàn cho người sử dụng. Cụ thể: có thể ban hành quyết định cấm ngay các mặt hàng như vải, quần áo có chứa chất formaldehyde. Yêu cầu các nhà cung cấp phải có kiểm định trước khi XK. Cần phải xây dựng nghị định xử phạt hàng dệt may sử dụng các hóa chất bị cấm hoặc vượt quá giới hạn nồng độ cho phép trong sản phẩm.

Về phía các cơ quan chức năng, ngày 30/6, Ban chỉ đạo 127 TW có Công văn số 47/BCĐ-QLTT chỉ đạo lực lượng chức năng hai tỉnh có nơi tập kết, phát luồng hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc nhiều nhất là Lạng Sơn, Quảng Ninh nhanh chóng cung cấp các mẫu vải, quần áo, đồ chơi… đã bị thu giữ để lấy mẫu, có căn cứ xử lý; kiểm tra liên tục đối với các quầy hàng có dấu hiệu buôn bán hàng nhập lậu cũng như áp dụng các biện pháp xử phạt răn đe các đối tượng tiêu thụ hàng gian.

Ngày 1/7, Ban chỉ đạo 127 TW cũng có Công văn gửi Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, đề nghị Tổng cục sớm nghiên cứu, công bố những tiêu chuẩn về ngưỡng an toàn cho phép của các độc tố (formaldehyde) đối với sức khỏe người tiêu dùng.

Nhật Quang

Công Thương

Các tin tức khác

>   Cấm thực phẩm đông lạnh tạm nhập tái xuất lưu lại tại VN quá thời hạn quy định (04/07/2009)

>   Vĩnh Phúc đứng thứ 5 cả nước về thu hút đầu tư (04/07/2009)

>   Giá xăng A92 bán lẻ tại Mỹ rẻ hơn VN gần 2.000 đồng/lít (04/07/2009)

>   Mở thủ tục phá sản Công ty Vina Haeng Woon (04/07/2009)

>   FDI - Bức tranh màu xám (04/07/2009)

>   Sữa ngoại bán cao gấp 2,5 lần giá vốn (04/07/2009)

>   Người dân vẫn phải chịu thiệt thòi (04/07/2009)

>   Sắp giám sát các tập đoàn Nhà nước (04/07/2009)

>   TP. HCM: Xây dựng đoạn tuyến Bắc - Nam qua địa bàn Q4 và Q7 (04/07/2009)

>   Giải ngân vốn phân cấp đầu tư xây dựng cơ bản chưa đạt 50% (04/07/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật