Thứ Hai, 15/06/2009 08:21

Kinh tế toàn cầu chưa hồi phục ổn định

Hội nghị Bộ trưởng Tài chính các nước phát triển (G8), kết thúc ngày 14.6 tại Lecce (Italia), đã bắt đầu tính đến giải pháp "thoát hiểm" hậu khủng hoảng, dù khuyến cáo kinh tế toàn cầu vẫn còn nhiều rủi ro.

Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) - ông Dominique Strauss-Kahn, khuyến cáo các nước cần hết sức cẩn trọng trước các dấu hiệu phục hồi kinh tế hiện nay, với dự đoán tỉ lệ thất nghiệp toàn cầu sẽ lên đỉnh điểm vào năm 2011.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner đồng ý kiến khi cho rằng còn quá sớm để tính đến việc tháo dỡ các biện pháp kích thích kinh tế, nhằm tránh lạm phát hậu khủng hoảng.

Ông Geithner cho rằng, kinh tế toàn cầu vẫn còn ở dưới mức tiềm năng và thúc đẩy tăng trưởng vẫn là chính sách chủ chốt cho các cường quốc thế giới. Dù IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu lên, tức 2,4%, nhưng Ngân hàng Thế giới nhận định khủng hoảng trong năm 2009 sẽ tồi tệ hơn dự kiến.

Tuy nhiên, một số quốc gia, trong đó có Đức đã kêu gọi các nền kinh tế lớn cần bắt tay ngay vào việc giảm thâm hụt thương mại do chi tiêu quá lớn cho thúc đẩy tăng trưởng. G8 cũng cân nhắc đến "chiến lược thoát hiểm" cho giai đoạn hậu khủng hoảng, như tháo dỡ dần các biện pháp kích cầu, một khi sự hồi phục trên là chắc chắn nhằm tránh làn sóng lạm phát.

Tại Hội nghị G8, sức ép tiếp tục đè nặng lên các thành viên Châu Âu về các giải pháp thanh lọc hệ thống ngân hàng. Anh và Mỹ là hai quốc gia tiên phong thực hiện các bài thử khả năng tài chính của hệ thống ngân hàng, nhằm thúc đẩy lòng tin trong lĩnh vực này sau cơn địa chấn khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

London khuyến cáo thất bại của các đối tác Châu Âu trong việc lành mạnh hoá các ngân hàng sẽ gây tác động xấu đến sự hồi phục kinh tế của Anh. Tuy nhiên, Đức tuyên bố sẽ không áp dụng các bài kiểm tra trên, với lý do nó sẽ làm xói mòn lòng tin kinh tế vốn đã quá mong manh.

Vấn đề gây tranh cãi này cuối cùng đã không được đề cập đến trong thông cáo chung của Hội nghị G8, dù nó là đề tài chủ chốt tại tất cả các cuộc gặp hành lang bên lề hội nghị.

"Hội nghị G8 đã vấp phải hàng loạt bất đồng về các kế hoạch trong sạch hoá hệ thống ngân hàng và thúc đẩy chiến lược cụ thể cho việc tháo dỡ chính sách kích cầu" - chuyên gia phân tích Ngân hàng Unicredit, ông Marco Annunziata - cho hay.

Tuy vậy, bộ trưởng Tài chính nhóm các quốc gia công nghiệp phát triển G8 đồng thuận về một loạt những cam kết giúp tăng hiệu quả các khoản hỗ trợ cho những quốc gia đang phát triển, đặc biệt là Châu Phi, nhằm giảm tác động của suy giảm kinh tế thế giới hiện thời.

P.T (Theo Wall Street Journal, AFP)

lao động

Các tin tức khác

>   Một trật tự tài chính thế giới an toàn hơn (15/06/2009)

>   Bài toán khó cho kinh tế thế giới (15/06/2009)

>   Các nước chưa nên dừng thích thích kinh tế (14/06/2009)

>   Chính phủ Pháp hứa kiểm tra giá ở siêu thị (14/06/2009)

>   Kinh tế tuần qua: Lạc quan mong manh (14/06/2009)

>   Vênêxuêla sẽ quốc hữu hóa các công ty quản lý cảng biển (14/06/2009)

>   Các nước trong BRIC đầu tư vào trái phiếu IMF (14/06/2009)

>   Chạy đua bào chế văcxin cúm  (14/06/2009)

>   Liên minh châu Âu phê chuẩn kế hoạch cứu trợ ngân hàng (14/06/2009)

>   Sự thật kinh ngạc về Bill Gates (14/06/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật