Thứ Hai, 15/06/2009 07:23

Bài toán khó cho kinh tế thế giới

Có thể gọi tình hình kinh tế thế giới hiện nay đang ở ngưỡng cửa của sự phục hồi dù sự hồi phục đó vẫn chưa chắc chắn. Một khi vẫn còn ở ngưỡng thì có thể xảy ra hai tình huống hoặc tiếp tục bứt phá mạnh mẽ để hồi phục hoàn toàn hoặc theo hướng giảm trở lại. Chính vì vậy mà những ngày gần đây thông tin kinh tế thế giới có nhiều dấu hiệu tốt xấu xen lẫn.

Trong khi Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã tỏ ra lạc quan hơn khi cho rằng tỷ lệ tăng trưởng thế giới dự báo cho năm 2010 là 2,1% thay vì 1,9% như dự báo trước đó. Ngược lại, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo một sự suy thoái trầm trọng của nền kinh tế thế giới trong năm 2009 vì GDP sẽ tụt giảm 3% thay vì 1,75% như dự báo hồi tháng 3.

So sánh này có phần khập khiễng vì IMF dự báo cho năm 2010 trong khi WB dự báo trong năm nay. Nhưng khó có thể hình dung là nếu năm nay kinh tế thế giới suy giảm mạnh hơn thì đến năm 2010 tốc độ tăng trưởng lại cao.

Phần lớn các nhà kinh tế thế giới nhận định nền kinh tế thế giới bắt đầu có những dấu hiệu phục hồi, nhưng sự phục hồi còn rất mong manh và nhịp độ thiếu vững chắc. Vậy những dấu hiệu phục hồi đó là gì? Lòng tin của người tiêu dùng Mỹ trong tháng 6 đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 9 tháng qua từ mức 68,7% trong tháng 5 lên 69% trong tháng 6. Đây là chỉ số quan trọng cho thấy nền kinh tế tiêu thụ số một thế giới này sẽ gia tăng hàng nhập khẩu, có lợi cho các nước xuất hàng vào Mỹ.

Tháng 6 là tháng thứ tư liên tiếp lòng tin của người tiêu dùng Mỹ tăng giữa lúc lòng tin về nền kinh tế tăng từ 67,7 điểm lên 74,5 điểm. Hơn nữa tỷ lệ thất nghiệp đang chựng lại và thị trường nhà đất ở một số khu vực có dấu hiệu hồi phục.

Thế nhưng bên cạnh những dấu hiệu tích cực mới xuất hiện, kinh tế thế giới đã bộc lộ những yếu tố rủi ro có thể khiến kinh tế thế giới tiếp tục trì trệ. Tại cuộc họp của các bộ trưởng tài chính G8 tại Italia trong 2 ngày cuối tuần qua, các bộ trưởng cho rằng tỷ lệ thất nghiệp có thể tiếp tục gia tăng ngay cả trong trường hợp tăng trưởng kinh tế đã hồi phục. Ngoài ra, tốc độ lạm phát đang có xu hướng gia tăng đe dọa thành quả của các chính sách cải cách kinh tế. Nguyên nhân gây lạm phát là do giá dầu và vàng tăng cao trở lại.

Trong tháng 5, giá dầu tăng 20% và hiện nay vượt qua 70 USD/thùng. Giá vàng tăng vượt ngưỡng 900 USD/ounce (thời điểm nóng nhất vượt trên 1.000 USD/ounce). Theo các chuyên gia, các gói kích thích kinh tế của các chính phủ một mặt phát huy tác dụng nhưng mặt khác cũng khiến áp lực lạm phát tăng.

Ngoài ra, các ngân hàng nới lỏng chính sách tiền tệ làm cho việc mua bán bất động sản dễ dàng hơn cũng là lý do đẩy chỉ số lạm phát tăng cao. Tỷ lệ lạm phát tại Mỹ trong tháng 5 là 4%, cao nhất trong vòng 8 tháng qua.

Quy luật kinh tế thế giới sau khi giảm phát sẽ là tăng trưởng rồi tăng trưởng nóng kéo theo lạm phát. Vấn đề hiện nay của các chính phủ trên toàn thế giới là làm sao phục hồi kinh tế nhưng không để xảy ra tình trạng tăng trưởng nóng. Đó sẽ là bài toán khó.

Vũ Minh

sài gòn giải phóng

Các tin tức khác

>   Các nước chưa nên dừng thích thích kinh tế (14/06/2009)

>   Chính phủ Pháp hứa kiểm tra giá ở siêu thị (14/06/2009)

>   Kinh tế tuần qua: Lạc quan mong manh (14/06/2009)

>   Vênêxuêla sẽ quốc hữu hóa các công ty quản lý cảng biển (14/06/2009)

>   Các nước trong BRIC đầu tư vào trái phiếu IMF (14/06/2009)

>   Chạy đua bào chế văcxin cúm  (14/06/2009)

>   Liên minh châu Âu phê chuẩn kế hoạch cứu trợ ngân hàng (14/06/2009)

>   Sự thật kinh ngạc về Bill Gates (14/06/2009)

>   G-8 thận trọng về viễn cảnh kinh tế toàn cầu (14/06/2009)

>   Thành phố Bắc Kinh đắt đỏ hơn Hongkong (14/06/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật