Chủ Nhật, 28/06/2009 10:52

Kinh tế Châu Á phục hồi không cần tới phương Tây

Á đang tự mình tìm kiếm động lực tăng trưởng cho tương lai. Điều đó có nghĩa là khu vực này sẽ ngày một "phân tách" khỏi nền kinh tế Mỹ. Bài của Michael Schuman đăng trên tạp chí Time số ra ngày 24.6.

Trước khủng hoảng, một số nhà kinh tế cho rằng các nền kinh tế Châu Á đã trở nên mạnh mẽ, trao đổi hàng hoá giữa họ đã ở mức quan trọng đến nỗi khu vực này có thể thoát khỏi sự phụ thuộc lâu nay vào Mỹ và tiếp tục tăng trưởng tương đối tốt ngay cả  khi có chuyện gì xảy ra với nền kinh tế lớn nhất thế giới.

"Giả thiết phân tách" đó đã sai toét khi sự xuống dốc không phanh của Wall Street  giáng cú đòn trực diện vào chi tiêu của người tiêu dùng hồi cuối năm 2008, khiến phần lớn các nền kinh tế Châu Á bị suy thoái theo. Châu Á hoảng sợ phát hiện ra rằng khu vực này đã tự tin quá mức vào việc xuất khẩu sang Mỹ máy vi tính, quần jeans, đồ chơi nhựa vẫn có thể đem lại của cải cho họ trong khi kinh tế Mỹ suy thoái.

Nhưng hiện nay, khi Châu Á đang dần hồi phục, thì càng trở nên rõ ràng rằng trong một chừng mực nào đó "giả thiết phân tách" cũng ít nhiều được tưởng thưởng. Điều quan trọng hơn là Châu Á chắc chắn sẽ "phân tách" khỏi Mỹ như là hậu quả của cuộc suy thoái này.

Biểu hiện rõ ràng nhất cho thấy Châu Á có thể tăng trưởng mà không cần tới phương Tây là sự vận hành tương đối khoẻ mạnh của những nền kinh tế lớn nhất trong khu vực. Mặc dù xuất khẩu giảm mỗi tháng 17% trong năm nay, nhưng Trung Quốc  vẫn đạt mức tăng trưởng 6,1% trong quý I/2009. Tăng trưởng kinh tế quý I/2009 của Âận Độ ước đạt 5,8%, ngay cả Indonesia cũng có mức tăng trưởng là 4,4%. Một số nền kinh tế Châu Á vẫn đang giữ ngôi vị  tăng trưởng nhất thế giới.

Động lực của sự tăng trưởng đó chủ yếu là cầu bên trong các nền kinh tế Châu Á. Một phần của "giả thiết phân tách" là các nước Châu Á đã đủ khoẻ mạnh để duy trì mức độ tăng trưởng chấp nhận được ngay cả khi xuất khẩu sang phương Tây bị suy giảm, đó là nhờ họ đã mua và bán hàng hoá của nhau.

Mặc dù điều này có hơi bị thổi phồng - chi tiêu của người tiêu dùng trong khu vực chưa thể lấp được khoảng trống mà sự suy giảm xuất khẩu sang Mỹ để lại - song nhu cầu nội địa đã xuất hiện để chống đỡ các nền kinh tế Châu Á trong cơn suy thoái toàn cầu.

Lấy Trung Quốc làm ví dụ. Trong tháng 5.2009, sản xuất công nghiệp tăng 8,9% so với cùng kỳ năm ngoái, mặc dù xuất khẩu giảm 26%. Nguyên nhân là do các nhà máy Trung Quốc tập trung sản xuất hàng hoá cho nhu cầu nội địa. Bán lẻ tăng 15% trong tháng 5. Mọi thứ đều đắt hàng như tôm tươi:  số lượng xe hơi bán ra tăng 47%, đồ gỗ tăng 33%, đồ trang sức tăng 29%. Thăm dò các hộ gia đình trong quý I cho thấy ngay cả chi tiêu ở khu vực nông thôn cũng tăng lên.

Điều quan trọng hơn là những dấu hiệu khả quan về tăng trưởng ở Trung Quốc bắt đầu kích thích các nền kinh tế khác. Mặc dù nước Trung Quốc thịnh vượng không thể thay thế hoàn toàn Mỹ như một nguồn cầu cho các nền kinh tế nhỏ hơn ở Châu Á, song nó vẫn cung cấp cho các nước Châu Á những khách hàng mới chưa từng tồn tại trong quá khứ.

Các nhà phân tích cho rằng xuất khẩu của Châu Á trong tháng 4.2009 đã bắt đầu  tăng so với những tháng đầu của năm, mặc dù xuất khẩu của họ sang Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản vẫn giảm. Tại sao lại có chuyện đó? Đó là nhờ sự gia tăng xuất khẩu của các nước trong khu vực đến Trung Quốc.

Rất có thể động lực mà Trung Quốc tạo ra cho khu vực chỉ là tạm thời, như là kết quả của những gói kích cầu ngắn hạn lớn mà Bắc Kinh đưa ra để hồi phục kinh tế. Chẳng hạn, thị trường xe hơi đang náo nhiệt ở Trung Quốc một phần là do những khoản trợ cấp và giảm thuế của chính phủ  - những biện pháp mà Bắc Kinh đưa ra trong khuôn khổ gói kích cầu.

Tuy nhiên chính phủ cũng tiến hành những bước đi dài hơi để khuyến khích tiêu dùng nội địa nhiều hơn và điều này có thể biến Trung Quốc thành điểm đến quan trọng cho xuất khẩu Châu Á trong tương lai. Trung Quốc dự tính chi 125 tỉ USD trong vòng 3 năm tới để mở rộng hệ thống y tế nhằm mục tiêu phục vụ 90% dân số. Với chi phí y tế là gánh nặng cho những người nghèo, kế hoạch trên sẽ khiến người Trung Quốc tiêu nhiều hơn, tiết kiệm ít hơn.

Kinh tế Đài Loan trong quý I/2009 bị suy giảm ở mức kỷ lục: 10,2%. Và ưu tiên hàng đầu của chính quyền Đài Loan là tìm ra khách hàng mới. Đương nhiên, Trung Quốc là đích ngắm số một. Họ đã nhanh chóng đạt được thoả thuận với Trung Quốc về việc giảm thuế xuất khẩu hàng hoá sang Trung Quốc.

Hiện nay phần lớn xuất khẩu của Đài Loan là linh kiện dùng để lắp vào các sản phẩm của Trung Quốc bán sang phương Tây. Điều Đài Loan mong muốn là các nhà sản xuất của họ  bán trực tiếp nhiều hơn cho khách hàng Trung Quốc.

Quỳnh An

Lao động

Các tin tức khác

>   Mỹ bước về phía năng lượng sạch (28/06/2009)

>   "Siêu lừa" Madoff bị đòi bồi thường 170 tỷ USD (28/06/2009)

>   Phập phù khu công nghiệp liên Triều (27/06/2009)

>   Trung Quốc huy động nội tệ để chống khủng hoảng (27/06/2009)

>   Dấu hiệu mới từ nền kinh tế Mỹ (27/06/2009)

>   Thêm 5 ngân hàng Mỹ lâm nạn (27/06/2009)

>   Wall St. tuần tới: Giao dịch biến động trước lễ Quốc khánh 4/7 (27/06/2009)

>   Doanh nghiệp Trung Quốc đang trên đà phục hồi (27/06/2009)

>   Nền công nghiệp Anh bị thêm một “cú đấm thép” (27/06/2009)

>   Hai thành phố Hàn Quốc và Nhật Bản thành lập khu kinh tế chung (27/06/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật