Thứ Ba, 23/06/2009 15:25

Cổ phiếu ngành nhựa : Nhiều cơ hội đầu tư

Thời gian vừa qua, TTCK đã được chứng kiến sự bứt phá mạnh mẽ của nhiều mã cổ phiếu ngành nhựa. Trái với tình hình hoạt động khó khăn của cuối năm 2008, kể từ đầu 2009 tới nay, các DN ngành nhựa đều có sự tăng trưởng mạnh về lợi nhuận. Tuy nhiên tăng trưởng cơ bản do trượt giá nguyên liệu.

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khủng hoảng và nền kinh tế VN đang chịu những ảnh hưởng không nhỏ, nhiều DN phải điều chỉnh giảm kế hoạch tăng trưởng và lợi nhuận thì sự tăng trưởng của ngành nhựa càng trở thành tâm điểm của giới đầu tư chứng khoán.

Sản xuất chất dẻo trong nước hiện nay chỉ đáp ứng được khoảng 10 - 15% nhu cầu nguyên vật liệu, ngành nhựa vẫn chủ yếu phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. Chính vì vậy mọi biến động dù lớn hay nhỏ của giá nguyên liệu thế giới lập tức gây ảnh hưởng lớn tới hiệu quả hoạt động của các DN ngành nhựa VN. Tính đến nay, VN mới có hai nhà máy sản xuất PVC resin là Cty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC Vina (TPC Vina) với tổng công suất mỗi năm khoảng 250.000 tấn PVC và một nhà máy khác của Cty Liên doanh Hóa chất LG Vina (LG Vina) mỗi năm cung cấp khoảng 150.000 tấn nguyên liệu DOP.

Sản xuất nhựa nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 10 - 15% nhu cầu của các DN nhựa nên mỗi năm ngành nhựa vẫn phải NK trên 2 triệu tấn các loại nhựa nguyên liệu khác nhau.

Cuối năm 2008, nhiều DN ngành nhựa đã lao đao do biến động giá nhựa nguyên liệu và khả năng tiêu thụ của thị trường giảm mạnh. Vào thời điểm đó nhiều DN đã phải cắt giảm sản lượng thậm chí Hiệp hội nhựa còn báo động sẽ có nhiều DN phải đóng cửa. Tuy nhiên sang đầu năm 2009, khi giá nguyên liệu nhựa giảm mạnh trong khi giá bán các sản phẩm nhựa lại không hạ đã giúp nhiều DN lấy lại phong độ.

Trong 3 năm liên tiếp vừa qua, ngành nhựa VN tăng trưởng bình quân trên 30% mỗi năm. Năm 2009 do những biến động xấu của kinh tế thế giới và ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu đến nền kinh tế VN, dự kiến tốc độ tăng trưởng ngành nhựa sẽ ở mức từ 15 đến 20%. Mặc dù đã được điều chỉnh giảm song mức tăng trưởng này trong điều kiện kinh tế hiện nay vẫn được xem là rất ấn tượng.

Tuy nhiên, trong hơn 2.000 DN trong toàn ngành nhựa, các DNNVV chiếm 80%. Một thách thức rất lớn đối với ngành nhựa hiện nay là sự thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong tổng số 70.000 lao động, chỉ có 1% lao động có bằng ĐH chuyên ngành chất dẻo. Hơn 70% lao động chưa qua đào tạo chuyên môn. Hiện nay, mức tiêu thụ nhựa bình quân đầu người ở VN đạt mức 20 kg và đang phấn đấu đạt mức 40 kg vào năm 2010. Đây là mức rất khiêm tốn nếu so với Nhật Bản (80 kg/người), Tây Âu (100 kg) và thấp hơn nhiều so với mức trung bình của thế giới (30 kg). Chính vì vậy khả năng phát triển của các DN sản xuất các sản phẩm nhựa ở VN vẫn còn rất lớn.

Trong bối cảnh giá cả (dầu mỏ, các sản phẩm hoá dầu); hỗ trợ lãi suất từ Chính phủ... dự kiến ngành nhựa sẽ có sự phát triển mạnh trong cuối năm 2009 và 2010 khi nền kinh tế thoát ra khỏi khủng hoảng và cổ phiếu ngành nhựa là một kênh đầu tư khá tốt.

Trên TTCK, nhờ những kết quả rất tốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN sản xuất nhựa so với năm 2008, nhóm cổ phiếu ngành nhựa đang là những cổ phiếu được giới đầu tư quan tâm săn mua. Trong các DN ngành nhựa đã niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán hiện nay, hai DN luôn luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của giới đầu tư là Cty CP nhựa Bình Minh mã giao dịch BMP và Cty cổ phần nhựa Thiếu niên Tiền phong, mã giao dịch NTP.

Những tháng đầu năm 2009 trong khi nền kinh tế thế giới cũng như VN gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của biến động của kinh tế thế giới song ngành sản xuất nhựa VN lại đạt được sự tăng trưởng lớn về lợi nhuận. Cty cổ phần Nhựa Bình Minh quý 1 đạt 192 tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận trước thuế là 47,4 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, doanh thu giảm, song lợi nhuận tăng ấn tượng với tỷ lệ 52,4%.

Nhựa Tiền Phong (NTP) tại sàn Hà Nội cũng đạt lợi nhuận quý 1/2009 tăng 51 tỷ đồng so với quý 4/2008 đạt 62,1 tỷ đồng nhờ giá nguyên vật liệu giảm mạnh. Theo kế hoạch năm 2009, NTP dự kiến đạt 159 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (trên 216 tỷ đồng vốn điều lệ).

Nguyên nhân của sự tăng trưởng đột biến đối với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành nhựa trong các tháng đầu năm 2009 là do giá nguyên liệu đầu vào giảm mạnh trong khi giá bán sản phẩm không thay đổi nhiều. Chênh lệch đầu vào đã khiến lợi nhuận của DN ngành nhựa rất khả quan trong quý I,II và được nhiều chuyên gia kinh tế dự báo sẽ tiếp tục khả quan trong quý III.

Minh Giác

Diễn đàn doanh nghiệp

Các tin tức khác

>   “Nghinh tân” cổ phiếu lớn (23/06/2009)

>   PRUBF1: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng trong kỳ (23/06/2009)

>   IFS: Giải trình nguyên nhận chậm nộp BCTN 2008 (23/06/2009)

>   MAFPF1: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng trong kỳ (23/06/2009)

>   LCG: Báo cáo thường niên 2008 (23/06/2009)

>   Cấp bách quản trị rủi ro tài chính của công ty chứng khoán (23/06/2009)

>   VCB: Bài giới thiệu niêm yết lần đầu (23/06/2009)

>   VFMVF4: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng trong kỳ (23/06/2009)

>   Chứng khoán thoái trào? (23/06/2009)

>   HASTC lên HNX, có gì khác biệt? (23/06/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật