Thứ Năm, 18/06/2009 14:14

Cổ phiếu ngành cao su: Tiếp tục đắt hàng

Thủ tướng Chính phủ mới đây đã phê duyệt Quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Theo quy hoạch này, sẽ có 30.000 tỷ đồng dành cho phát triển ngành cao su. Nhóm cổ phiếu các DN ngành cao su lâu nay được đánh giá là tiềm năng như được tiếp thêm sức và sẽ tiếp tục đắt hàng.

Quy hoạch cũng khẳng định, Nhà nước  sẽ tiếp tục đầu tư  kinh phí cho các dự án nghiên cứu, tuyển chọn, lai tạo và nhập khẩu các giống cao su có năng suất, chất lượng  cao, cung cấp đủ giống đầu dòng cho các vườn ươm phục vụ yêu cầu sản xuất.

Quy hoạch cao su tập trung vào 5 vùng chính là Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên Hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ và các tỉnh vùng Tây Bắc. Một số diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả tại Đông Nam Bộ sẽ được chuyển sang trồng cao su (khoảng 25 nghìn ha), đưa tổng diện tích cao su tại cùng này lên 390 nghìn ha. Tây Nguyên sẽ trồng mới từ 95 đến 100 nghìn ha để ổn định diện tích 280 nghìn ha. Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ sẽ trồng mới 10-15 nghìn ha để ổn định diện tích 40 nghìn ha và Bắc Trung Bộ khoảng 20 nghìn ha để ổn định diện tích 80 nghìn ha. Các tỉnh vùng Tây Bắc dự kiến đến năm 2020 diện tích cao su toàn vùng đạt khoảng 50 nghìn ha.

Song song với việc phát triển vùng nguyên liệu, đầu tư phát triển các cơ sở chế biến mủ, đa dạng hoá các sản phẩm từ cao su và tận dụng tối đa gỗ cây cao su hết thời hạn khai thác cũng được trú trọng đầu tư. Nhận định từ giới chuyên môn cho thấy, các DN ngành cao su sẽ có bước phát triển mới trong thời gian tới đây nhờ sự quan tâm đầu tư từ Chính phủ.

Sau nhiều ngày tăng giá liên tiếp, giá cao su trên thị trường kỳ hạn tại Châu Á và thế giới đảo chiều giảm nhẹ đôi chút. Tuy nhiên mức giá vẫn đang khá cao. Đánh giá về nguyên nhân giảm giá nói trên, một số ý kiến cho rằng chủ yếu là do nguồn cung cao su từ Thái Lan sẽ tăng do đây là giai đoạn thời tiết thuận lợi cho khai thác. Thái Lan hiện là nước sản xuất cao su lớn nhất thế giới do đó mọi động thái từ ngành cao su của quốc gia này luôn anh hưởng mạnh tới thị trường cao su thế giới. Các nhà xuất khẩu cao su Thái Lan đang chào giá cao su RSS-3 kỳ hạn giao tháng 7 ở mức 1,68 USD/kg, Trong khi đó, một tuần trước đây cao su RSS-3 được bán với giá 1,72 USD.

Nhu cầu cao su nguyên liệu của Trung Quốc, nước tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới giảm nhẹ sau một thời gian dài NK cao su mạnh mẽ cũng là nguyên nhân đẩy giá cao su xuống thấp. Giá cao su kỳ hạn tháng 9 tại Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 0,6% xuống 15.630 NDT (2.287 USD)/tấn. Trong khi đó, tại Tokyo, hợp đồng kỳ hạn giao hàng tháng 11/2009 giá giảm 2,2 Yên/kg tương đương với 1,3% xuống 169,2 Yên/kg (1.727 USD/tấn) trước khi đóng cửa, và nhích lên 170,4 Yên/kg vào lúc đóng cửa giao dịch ngày 11/6. Với kỳ hạn tháng 11/2009, có lúc giá đã lên đến 172,9 Yên/kg trong cùng ngày.

Ôtô là ngành sản xuất tiêu thụ cao su rất mạnh. Trong khi tình hình tiêu thụ ôtô, xe gắn máy tại nhiều quốc gia phát triển giảm mạnh do khủng hoảng kinh tế thì tại Trung Quốc, lượng xe bán ra vẫn tăng. Trong tháng 5, có 829.100 xe SUV và các loại xe khách được bán ra ở Trung Quốc, Hiệp hội sản xuất ôtô xe máy nước này cho biết, tổng doanh số bán xe tăng 34%. Các mã cổ phiếu ngành cao su đang niêm yết trên sàn chứng khoán từ lâu được giới đầu tư chứng khoán xem là các cổ phiếu tiềm năng và có thể đầu tư dài hạn. Các cổ phiếu như HRC, DRC hay DPR đều được giới đầu tư săn đón ngay từ khi chào sàn. CP cao su Đồng Phú với giá khởi điểm chào bán của Cty là 18.300 đồng/CP song tại phiên đầu giá lần đầu (7/12/2006) đã tăng vọt tới 53.000 đồng/CP (gấp 2,9 lần). Cao su Tây Ninh cũng còn được các nhà đầu tư ưu ái hơn với mức đấu giá gấp 3,7 lần giá khởi điểm (68.300 đồng/CP). Cao su Hoà Bình trở thành kỷ lục sau khi tăng giá 14 lần giá chào bán ban đầu. Hiện nay, CP của các DN ngành cao su vẫn tiếp tục được đánh giá là những cổ phiếu có tính tăng trưởng ổn định và bền vững. Tại phiên giao dịch ngày 15/6/2009, CP Cty Cao su Đồng Phú (DPR) đang ở mức 49.900 đồng/CP mặc dù lợi nhuận của Cty trong đầu năm 2009 đã giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2008. Tỷ lệ trả cổ tức năm 2009 cũng đã được đại hội cổ đông thông qua ở mức khiêm tốn so với năm ngoái là 15%/vốn điều lệ. Cty Cao su Đà Nẵng (DRC) cũng là một mã CP ngành cao su được giới đầu tư săn đón thường xuyên và có tốc độ lên giá mạnh suốt từ cuối năm 2008 tới nay. Kết thúc phiên giao dịch ngày 15/6/2009, DRC đạt 95.500 đồng/CP, vẫn tiếp tục tăng giá trong khi trên thị trường nhiều CP xuống giá do nhà đầu tư bán ra mạnh để chốt lời. Theo ý kiến của nhiều nhà chuyên môn, diến biến thị trường thế giới cho thấy ngành cao su đang có cơ hội tốt trong giai đoạn kinh tế có nhiều dấu hiệu phục hồi.

Minh Giác

 Diễn đàn doanh nghiệp

Các tin tức khác

>   Ló rạng kết quả kinh doanh quý II (18/06/2009)

>   Cổ phiếu bất động sản: Của chìm chưa định giá (18/06/2009)

>   Haxaco công bố lãi hơn 4.8 tỷ đồng trong 5 tháng (18/06/2009)

>   Kết quả giao dịch cổ phiếu cổ đông nội bộ VSG, PVF, PET, SGH (18/06/2009)

>   Nhiều doanh nghiệp chuẩn bị cán đích (18/06/2009)

>   Nhiều cổ phiếu hưởng lợi từ vốn kích cầu (18/06/2009)

>   CNT: Bổ sung mục đích sử dụng danh sách cổ đông (17/06/2009)

>   SGC: Giới thiệu Công ty niêm yết (17/06/2009)

>   Tin giao dịch của MKV, L62, L43 (17/06/2009)

>   Cổ đông nội bộ TJC, SSM, ICG đăng ký bán cổ phần (17/06/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật