Thứ Ba, 09/06/2009 18:44

CK Châu Á xáo trộn giữa tâm lý thận trọng sau 3 tháng tăng nóng

(Vietstock) – Hai tông màu chủ đạo lại cùng nhau hiện diện trên thị trường chứng khoán Châu Á trong phiên giao dịch ngày Thứ Ba trước lo lắng về tính bền vững của 3 tháng phục hồi vừa qua.

Nikkei 225

Hang Seng

Straits Times

Nguồn: YahooFinance

Đáng chú ý, hai thị trường Nhật Bản và Hồng Kông đánh mất gần 1% trong khi đó đồng USD trượt dài so với đồng JPY. Giá dầu thô cũng vượt mốc 69 USD/thùng.

Nhờ kỳ vọng thời điểm tối tăm nhất của suy thoái đã qua nên kể từ đầu Tháng 3 chứng khoán toàn cầu đã đồng loạt thăng hoa, đặc biệt có một số thị trường bật cao ít nhất 30%.

Tuy nhiên những bất ổn về sức bền của bất kỳ đợt phục hồi nào cũng khiến giới đầu tư thắc mắc rằng liệu giá trị cổ phiếu của các doanh nghiệp có được đánh giá quá cao hay không?

Điều làm nhà đầu tư càng đau đầu hơn nữa chính là nguy cơ lạm phát. Mà nguyên nhân sâu xa là việc Chính phủ các nước trên toàn thế giới đã bơm hàng tỷ USD và mạnh tay cắt giảm lãi suất về các mức thấp lịch sử để chèo lái nền kinh tế. Được biết, trong đêm Ireland tiếp tục bị cắt giảm mức xếp hạng tín dụng lần thứ 2 trong năm nay. Điều này lại làm tăng thêm lo sợ về tác dụng phụ của số tiền cứu trợ từ Chính phủ.

Ông Miles Remington, Trưởng bộ phận giao dịch tại khu vực Châu Á của Công ty Chứng khoán BNP Paribas ở Hồng Kông cho biết: “Các nhà đầu tư vừa tỏ ra thận trọng vừa cảm thấy phấn khởi khi tiến hành hoạt động chốt lời. Các bạn đang bị kiềm kẹp giữa một bên là sự gia tăng manh mẽ đến chóng mặt và một bên là sự lo lắng. Vì thế trong ngắn hạn thị trường có thể còn tiếp tục điều chỉnh giảm.”

Khi thị trường đóng cửa, chỉ số Nikkei .N225 của Nhật Bản giảm 78.81 điểm, tức 0.8%, xuống  9,786.82 điểm.

Chỉ số Hang Seng .HSI của Hồng Kông bốc hơi 1.1%, lùi về mức 18,058.49 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc trượt dài 1.5%, đóng cửa tại 1,371.84 điểm.

Chỉ số Taiex của Đài Loan giảm sâu 3.2% và là chỉ số có mức trình diễn tồi tệ nhất trong ngày sau khi đã bay cao gần 50% so với mức đóng cửa hồi Tháng 3.

Chỉ số S&P/ASX của Úc cũng khoác trên mình sắc đỏ.

Ỏ diễn biến trái chiều, chỉ số Straits Times của Singapore lại xuất sắc giành lại số điểm đã bị mất vào đầu phiên và đóng cửa tăng nhẹ. Tiêu biểu, chỉ số Sensex của Ấn Độ lại dẫn dầu số điểm tăng trong khu vực khi cộng thêm gần 3% giá trị.

Tương tự như Straits Times, chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc cũng mất điểm vào đầu phiên, sau đó quay đầu đi lên và đóng cửa tăng nhẹ 0.7% nhờ niềm lạc quan các thông tin kinh tế trong tuần này sẽ cho thấy một số dấu hiệu cải thiện.

Các số liệu xuất nhập khẩu của Nhật Bản dự kiến được công bố vào Thứ Năm tới có thể đưa ra kết luận về sức khỏe của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này cũng như mang lại sự chú ý của người tiêu dùng toàn thế giới đối với các mặt hàng của Châu Á.

Nền kinh tế trong khu vực đã liên tục bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự sụt giảm nhu cầu từ Mỹ và các nước phương Tây mặc dù tốc độ suy yếu đang chậm lại và thậm chí một số quốc gia còn đạt được mức tăng trưởng.

Chẳng hạn như, các số liệu mới cho thấy trong tháng trước xuất khẩu của Đài Loan đã giảm tới 31% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này có phần cải thiện so với mức sụt giảm kỷ lục 34% trong Tháng Tư. Và điều này đã thực sự cho thấy sự gia tăng vững chắc trong thời gian gần đây qua một tính toán khác thì trong 3 tháng 3, 4, 5 con số này đã tăng gần 38% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong thời gian tới, tâm điểm của giới đầu tư toàn cầu sẽ là danh sách các ngân hàng lớn nhất Mỹ được phép thoái lui khỏi Chương trình giải trừ các tài sản xấu (TARP) và tự giải thoát mình khỏi các giới hạn khắt khe do số tiền cứu trợ này gây ra. Được biết vào sáng sớm ngày Thứ Ba, Chính phủ Mỹ sẽ công bố danh sách này.

Phiên giao dịch ở Phố Wall đêm qua dường như đã mất phương hướng do tâm lý giới đầu tư bị nghiêng ngả bởi sự lo lắng về sức tăng quá nóng của thị trường và lo sợ trễ tàu.

Theo đó, chỉ số Dow Jones tăng nhẹ 1.36 điểm, tức ít hơn 0.1%, đóng cửa tại 8,764.49 điểm. Ngược lại, chỉ số Standard & Poor's 500 lại giảm nhẹ 0.95 điểm, tương đương 0.1%, xuống 939.14 điểm.

Thị trường tương lai Mỹ giảm điểm, Chỉ số Dow Jones tương lai tạm mất 12 điểm, tức  0.1%, rơi về mức 8,747 điểm. Chỉ số S&P 500 tương lai cũng để bốc hơi 1.1 điểm, bằng 0.1%, lùi về mức 937.70 điểm.

Tại Châu Âu, chỉ số FTSE 100 của Anh tạm giảm 2.08 điểm, tức 0.1%, xuống 4,407.30 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp tạm đánh mất 13.27 điểm, tương đương 0.4%, lùi về mức 3,302.93 điểm. Chỉ số DAX của Đức tạm giảm 4.89 điểm, bằng 0.1%, đứng ở mốc 4,999.83 điểm.

Giá đầu thô được tăng cường, hợp đồng dầu giao Tháng 7 tăng 81 cent/thùng, lên mốc 68.90 USD/thùng.

Trên thị trường tiền tệ, đồng USD suy yếu từ 98.39 JPY/USD, xuống 98.18 JPY/USD. Đồng EUR cũng giảm từ 1.3927 USD/ EUR xuống 1.3904 USD/ EUR.

Phạm Thị Phước (Theo YahooFinance, AP)

Các tin tức khác

>   GM, Citigroup không còn là mã blue-chip của Dow Jones (09/06/2009)

>   Nước Mỹ và hai mối lo trái dấu (09/06/2009)

>   Đồng rúp và nhân dân tệ được đánh giá cao (09/06/2009)

>   Mỹ sẽ cho phép 10 ngân hàng được hoàn trả TARP (09/06/2009)

>   Trung Quốc vẫn là điểm thu hút FDI hàng đầu thế giới (09/06/2009)

>   Paul Krugman: Suy thoái kinh tế Mỹ sẽ sớm kết thúc (09/06/2009)

>   Kinh tế Hàn Quốc có thể đã chạm đáy (09/06/2009)

>   Các dấu hiệu cải thiện khả quan của ngành công nghiệp Đức (09/06/2009)

>   IMF: Thời điểm kinh tế Eurozone phục hồi chưa rõ ràng (09/06/2009)

>   Ngành công nghiệp ôtô sẽ đi về đâu? (09/06/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật