Thứ Hai, 17/11/2008 10:14

Jetstar Pacific: Khách tăng vẫn lỗ nặng

Kinh tế thế giới khủng hoảng, hàng không đã có 30 hãng phá sản. Các hãng hàng không nội địa của Việt Nam cũng gặp khó khăn.

Jetstar Pacific (JP) đang lỗ nặng và có thông tin là đang bị nhà đầu tư nước ngoài thôn tính. Tiền phong đã có cuộc trao đổi với Tổng GĐ hãng hàng không giá rẻ JP Lương Hoài Nam về những nghi ngại này.

Năm 2008, nhiều khó khăn với các doanh nghiệp Việt Nam, vậy JP hoạt động thế nào, thưa ông?

JP đã cố gắng điều chỉnh, thích ứng nhưng kết quả kinh doanh vẫn không tốt. Trong 10 tháng đầu năm, vận chuyển hành khách của hãng tăng gần 70% so với cùng kỳ năm trước, hệ số ghế đạt 82%, hoạt động an toàn tuyệt đối, nhưng riêng về tài chính thì vẫn lỗ khá nặng.

Chả lẽ ngồi nhìn đồng vốn của Nhà nước được kinh doanh kém hiệu quả?

Cái gì nằm trong khả năng quyết định thì chúng tôi làm kiên quyết, kịp thời. Chúng tôi đã ngừng triển khai một loạt đường bay, kể cả nội địa và quốc tế. Một số đường bay không ngừng hẳn nhưng giảm tần suất bay.

Nhiều biện pháp kiểm soát, cắt giảm chi phí đã được ráo riết thực hiện. Chúng tôi cũng thường xuyên báo cáo tình hình với các cổ đông và các bộ để hỗ trợ về vốn liếng, cơ chế chính sách.

JP ngừng triển khai nhiều đường bay mới, vậy máy bay đã ký thuê giải quyết thế nào?

JP đang đàm phán với các Cty cho thuê máy bay để hủy hợp đồng  hoặc đổi thời điểm nhận máy bay muộn hơn một vài năm. Với dự báo tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam năm 2009 như hiện nay mà không điều chỉnh, cứ “hồn nhiên căng buồm ra khơi” là tự tử, vô trách nhiệm với bản thân và với những người đầu tư tiền vào Cty.

Ông Peter Harbison, Giám đốc điều hành Trung tâm tư vấn hàng không châu Á–Thái Bình Dương gần đây, nói: “Trước mắt sẽ là hai năm đầy đen tối!”. Ông ấy bảo “hai” chứ không phải “một”. JP trước mắt đồng ý với “một” đã, xem tình hình thế nào, cần thì lại điều chỉnh tiếp.

Theo kế hoạch cũ, đến hết năm 2009 JP sẽ có 14 máy bay, nhưng theo kế hoạch công ty vừa điều chỉnh lại thì chỉ bay 8 - 10 chiếc.

Liệu phía nhà đầu tư nước ngoài (Qantas-Úc) có cố tình để  JP lỗ để đầu tư tăng cổ phần, như từng xảy  ra  với Coca Cola ngày trước?

Theo Luật Hàng không và các quy định hiện hành thì Qantas chỉ được phép chiếm tối đa 30% cổ phần của JP. Hiện họ mới chiếm 18%, còn chưa thực hiện quyền mua lên đến 30%.

Cty lỗ thì các cổ đông phải đóng thêm tiền theo tỷ lệ. Qantas cũng phải đóng thêm tiền mà không thêm được phần trăm cổ phần nào. Trong điều kiện cụ thể của JP, không có cổ đông nào lại muốn Cty lỗ cả.

Vậy JP có kế hoạch điều chỉnh gì về mô hình hàng không giá rẻ?

Sự lựa chọn mô hình kinh doanh hàng không giá rẻ của chúng tôi không thay đổi, nhưng sẽ tiếp tục bổ sung thêm nhiều dịch vụ giá trị gia tăng cho khách hàng.

Vừa qua, JP đã triển khai dịch vụ cho phép hành khách chọn chỗ ngồi trên máy bay, mua bảo hiểm du lịch (ngoài bảo hiểm hàng không theo quy định), đặt phòng khách sạn ở Việt Nam và nước ngoài. Năm 2009, JP sẽ có thêm nhiều chương trình dịch vụ và giải pháp thanh toán.

Cám ơn ông

Bảo Khánh

Tiền Phong

Các tin tức khác

>   Năm 2009 sẽ khởi công xây dựng khu đô thị đại học quốc tế Đà Lạt (17/11/2008)

>   Mạnh tay với phân bón giả (17/11/2008)

>   Nhà đất ngoài dự án giảm yếu, lập mặt bằng giá mới (17/11/2008)

>   Đua nhau “xả hàng” điện máy (17/11/2008)

>   Giá bất động sản cần giảm nữa ! (17/11/2008)

>   Cần Thơ: Giải phóng mặt bằng quá khó, vì sao? (17/11/2008)

>   Vụ khu công nghiệp "chui": Thêm nhiều quyết định đá nhau? (17/11/2008)

>   Giá gạo ở chợ bắt đầu giảm (17/11/2008)

>   Cam kết đầu tư hơn 6 tỉ USD vào Cần Thơ (17/11/2008)

>   Nhà máy lọc dầu Dung Quất chuẩn bị chạy thử (17/11/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật