Thứ Hai, 20/10/2008 09:49

Nhiều vướng mắc trong việc cấp giấy phép nhập khẩu tự động đối với mặt hàng rau, củ, quả qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai

Nhằm kiềm chế nhập siêu, góp phần bình ổn giá tiêu dùng trong nước, ngày 1/8/2008 Bộ Công thương đã có quyết định số 24/2008/QĐ-BCT về việc áp dụng chế độ cấp phép nhập khẩu tự động đối với một số mặt hàng, trong đó có mặt hàng rau, củ, quả. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, nhiều nội dung của quyết định đang gây khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trong việc xin giấy phép nhập khẩu tự động đối với nhóm hàng nông sản này qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai.

Khó khăn đầu tiên phải kể đến đó là rau, củ, quả là mặt hàng có tính thời vụ, thời gian bảo quản ngắn, các doanh nghiệp thường ký hợp đồng lô hàng lớn theo thời vụ và tiến hành nhập khẩu theo ngày với lô hàng nhỏ để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước. Tuy nhiên theo quy định, Giấy phép nhập khẩu tự động chỉ được cấp cho từng lô hàng nhập khẩu và như vậy để tiến hành nhập khẩu thường xuyên, liên tục, hàng ngày doanh nghiệp tại Lào Cai phải cử nhân viên về Hà Nội làm thủ tục, gây tốn kém thời gian, chi phí và đôi lúc mất cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, theo quy định trong hồ sơ cấp phép nhập khẩu tự động cần có chứng từ thanh toán hoặc xác nhận thanh toán của ngân hàng và thời gian cấp phép nhập khẩu tự động là 10 ngày. Trong khi đó, để có xác nhận của ngân hàng, các doanh nghiệp Việt Nam hoặc phải thanh toán trước hoặc phải thanh toán ở thời điểm giao hàng cho phía đối tác. Như vậy nếu thanh toán tại thời điểm giao hàng thì hàng hóa phải lưu kho tại cửa khẩu tối thiểu 10 ngày để chờ thủ tục nên dẫn đến làm tăng chi phí bảo quản và hư hao tổn thất hàng hóa. Tuy nhiên trên thực tế để giảm chi phí và rủi ro, các doanh nghiệp Việt Nam thường phải thỏa thuận với đối tác Trung Quốc thanh toán trả chậm sau giao hàng, vì vậy trong trường hợp này sẽ không có xác nhận kịp thời của Ngân hàng. Thêm nữa, tại các cửa khẩu quốc tế Lào Cai, trong hợp đồng nhập khẩu để giảm thiểu tổn thất hư hỏng hàng hóa và chi phí bốc xếp, các doang nghiệp nhập khẩu của Việt Nam thường thỏa thuận áp dụng giao hàng tại kho bên mua (tại thành phố Lào Cai), do đó việc vận chuyển hàng hóa từ biên giới về kho hàng của Việt Nam là do các doanh nghiệp Trung Quốc thực hiện vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không có vận đơn hoặc chứng từ vận tải của lô hàng và sẽ không thể xác định trước chính xác số hiệu, loại phương tiện sẽ vận chuyển lô hàng nhập khẩu.

Theo số liệu thống kê của cơ quan kiểm dịch thực vật khu vực VIII, năm 2007, cửa khẩu quốc tế Lào Cai đã xuất khẩu gần 17.000 tấn và nhập khẩu 126.000 tấn rau, củ, quả; 8 tháng của năm 2008 đã xuất 24.000 tấn, gần bằng 1,5 lần so với năm 2007, nhập khẩu trên 46.000 tấn, bằng 36,5% so với năm 2007, với mặt hàng rau, củ, quả xuất khẩu chủ yếu qua cửa khẩu gồm sắn củ, sắn lát, vải quả tươi; nhập khẩu chủ yếu là rau, đậu, hoa quả ôn đới và củ, hạt giống.

Ở vị trí đặc thù là cửa ngõ giao lưu hàng hóa giữa Việt Nam với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), trong khi nước ta có khí hậu nhiệt đới thì tỉnh Vân Nam có khí hậu ôn đới, cửa khẩu quốc tế Lào Cai luôn có dòng hàng rau, củ, quả ôn đới và nhiệt đới xuất nhập khẩu để bổ sung cho nhau tại hai thị trường này. Vì vậy, cần sớm có giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện cấp phép nhập khẩu tự động mặt hàng này qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai.

ttxvn

Các tin tức khác

>   ĐBSCL: Phát triển liên kết giữa người nuôi với các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra (20/10/2008)

>   Nhà có giấy hồng vẫn bị cưỡng chế (20/10/2008)

>   Không có lý do gì để thưởng cho EVN! (20/10/2008)

>   1,5 triệu euro nâng cao năng lực Quỹ Đầu tư phát triển đô thị TPHCM (20/10/2008)

>   Khắc phục thất thoát sau thu hoạch lúa: Cần cái bắt tay của “4 nhà” (20/10/2008)

>   Xăng dầu giảm giá “nhỏ giọt” - Giá cước vận tải… nằm chờ! (20/10/2008)

>   Đến năm 2010: Dung Quất cần 3,2 vạn nhân lực quản lý và kỹ thuật (20/10/2008)

>   Xuất khẩu cá tra, basa sẽ “nhảy vọt” (20/10/2008)

>   Giá bất động sản vẫn còn “trên trời” (20/10/2008)

>   Khi doanh nghiệp xăng dầu gian lận kiểu "thủ công" (20/10/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật