Thứ Sáu, 08/08/2008 09:23

Điểm sáng cổ phiếu dệt may

Mặc cho những khó khăn của tình hình kinh tế trong nước và thế giới, cổ phiếu ngành dệt may Việt Nam vẫn được kỳ vọng nhờ vào kết quả kinh doanh khả quan của các công ty trong ngành.

Dệt may là một trong những ngành có lợi thế so sánh lớn của nước ta, chỉ đứng sau một số quốc gia trong khu vực như Sri Lanka, Ấn Độ, Trung Quốc. Doanh thu xuất khẩu mà dệt may đem lại đứng thứ 2 chỉ sau dầu thô. Trước khó khăn chung của kinh tế thế giới (giá nguyên vật liệu tăng cao) không loại trừ việc thắt chặt tín dụng và tình hình lạm phát trong nước, doanh thu dệt may vẫn tăng trưởng đều đặn và đạt xấp xỉ 4,2 tỷ USD trong nửa đầu năm, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

Con số đó khiến nhiều nhà đầu tư đặt niềm tin vào các CP ngành dệt may.

Ngoài các cổ phiếu trên thị trường OTC của công ty May Việt Tiến (VTEC), TCTy Dệt may Hà Nội (Hanosimex), công ty May Nhà Bè (Nhabeco), nhà đầu tư có thể lựa chọn các cổ phiếu có tính thanh khoản cao hơn trên thị trường chứng khoán niêm yết, như cổ phiếu của CTCP Sản xuất Thương mại May Sài Gòn (HoSE: GMC), CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (HoSE: TCM), CTCP Đầu tư Thương mại TNG (HaSTC: TNG); CTCP Mirae Fiber (HaSTC: KMF).

Kết quả kinh doanh, đơn giản nhất là tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận ròng của GMC rất đều đặn qua các năm. Năm 2007 là năm kinh doanh thành công của GMC với doanh thu và lợi nhuận tăng gần gấp rưỡi năm 2006. Lợi nhuận kinh doanh tốt của GMC được phản ánh bằng EPS cao so với các doanh nghiệp trong cùng ngành, đều trên 4.000 đồng lãi/cổ phiếu trong 2 năm gần đây. Không chỉ đạt được kết quả khả quan trong năm 2007, cả quý I và quý II năm 2008, GMC đều đạt được mức tăng trưởng lợi nhuận gộp là 72,2% và 62,5% so với cùng kỳ năm 2007 và tăng trưởng doanh thu trong cả 2 quý lần lượt là 49,6% và 44,7%. Mặc dù gần đây, có nhiều phiên thị trường giảm điểm nhưng GMC vẫn tăng điểm liên tiếp. Phiên ngày 6/8, CP GMC đạt 17.700 đồng, tăng 2,31%, đạt GTGD khoảng 1.341.800 đồng.

Một đại diện lớn nữa trên sàn HoSE là CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (TCM). TCM có quy mô lớn hơn và mức vốn hóa lớn gấp 3 lần GMC với giá trị 257,5 tỷ đồng.

Nếu như năm 2007 là năm thành công của GMC, thì so với TCM thành công còn lớn hơn rất nhiều. Ngoài mức doanh thu kỉ lục trên 1.000 tỷ đồng, TCM đã tăng trưởng lợi nhuận ròng gấp gần 3 lần. Chỉ số EPS - con số phản ánh khả năng tạo lợi nhuận của DN - tăng từ 215,6 đồng/CP lên tới hơn 3.900 đồng/CP vào năm 2007. EPS của TCM chỉ thấp hơn so với GMC trong ngành.

Trên sàn Hà Nội cũng có đại diện trong ngành nguyên phụ liệu và may mặc: CTCP Mirae Fiber (KMF).

Mặc dù sản phẩm của Mirae Fiber chủ yếu là nguyên phụ liệu may mặc, nhưng các thành phẩm may mặc phải có đầu vào từ nguyên phụ liệu. Mirae Fiber cung ứng tới 70% sản phẩm đầu vào cho các công ty may nước ngoài đặt tại Việt Nam và xuất khẩu ra cả nước ngoài. Năm 2007 cũng là năm kinh doanh rất thành công của Mirae Fiber với lợi nhuận ròng tăng trưởng tới trên 200% khiến EPS cũng tăng ngoạn mục, vượt qua mốc 1.000 đồng/CP so với chỉ trên 900 đồng/CP trong năm 2006. Chỉ số PE - phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tư vào tiềm năng phát triển của công ty - cũng khá cao trong năm 2007. Tuy đạt được kết quả khả quan vào năm 2007, nhưng quý I và II/2008, doanh thu và lợi nhuận của Mirae Fiber đã chững lại.

Những khó khăn kinh tế thế giới trong năm nay do hậu quả của cuộc khủng hoảng thị trường nhà đất Hoa Kỳ từ mùa thu năm ngoái lan rộng cộng với nạn lạm phát toàn cầu do giá dầu mỏ tăng cao khiến các quốc gia phải chắt chặt tín dụng, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn kinh doanh. Lạm phát, thị trường chứng khoán suy giảm, khan hiếm tín dụng vẫn là những vấn đề lớn mà doanh nghiệp dệt may phải đối mặt. Tuy nhiên, trong năm nay Tập đoàn dệt may lớn nhất Việt Nam-Vinatex vẫn lên kế hoạch tiến hành IPO nốt các công ty còn lại trong khoảng cuối năm. Mục tiêu ấy của Vinatex đã tạo dựng niềm tin của nhà đầu tư vào tiềm năng tăng trưởng của cổ phiếu dệt may Việt Nam.

dddn

Các tin tức khác

>   Đến thời sáp nhập (07/08/2008)

>   Phương pháp quản lý mục tiêu trong doanh nghiệp (07/08/2008)

>   NHTM cổ phần có thể mua lại cổ phiếu của chính mình (07/08/2008)

>   TPHCM kiến nghị điều chỉnh bán cổ phần ưu đãi cho NLĐ (07/08/2008)

>   Khai trương dịch vụ Taxi bay Hạ Long (07/08/2008)

>   Quản chặt giao dịch cổ phiếu ngân hàng, vì sao? (07/08/2008)

>   Không nên cổ phần hóa lấy được (07/08/2008)

>   Thông báo bán đấu giá cổ phần của SCIC tại CTCP Thương mại IA GRAI ngày 22/08/2008 (07/08/2008)

>   Thông báo bán đấu giá cổ phần của SCIC tại CTCP Vật liệu xây dựng ĐăkNông ngày 21/08/2008 (07/08/2008)

>   SCIC: Bán đấu giá cổ phần CTCP TM Vật tư Nông nghiệp Krong Buk ngày 21/08/2008 (07/08/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật