Thứ Bảy, 01/03/2008 15:30

Vi phạm tài chính ngày một tăng

Số tiền kiến nghị xử lý 11.613 tỷ đồng mà Kiểm toán Nhà nước (KTNN) vừa công bố trong cuộc họp báo ngày 26/2 là một minh chứng cho sự gia tăng về mức độ vi phạm tài chính của các doanh nghiệp, các bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương trong vấn đề lạm dụng chi tiêu và lãng phí tài sản Nhà nước (năm ngoái, con số này là 7.622 tỷ đồng).

Cụ thể, tổng hợp kết quả từ 105 cuộc kiểm toán (theo kế hoạch kiểm toán năm 2007 là 108 cuộc, nhưng 3 cuộc đang triển khai), tính đến ngày 15/2, KTNN đã phát hiện và kiến nghị tăng thu ngân sách nhà nước (NSNN) và tăng thu khác 2.789 tỷ đồng; đưa vào quản lý qua NSNN 6.094,7 tỷ đồng; giảm chi NSNN 1.240 tỷ đồng; giảm chi đầu tư xây dựng, chương trình, dự án 729,4 tỷ đồng; các khoản nợ đọng tăng thêm 265,6 tỷ đồng; các khoản nộp, chi, kiến nghị xử lý khác 1.233 tỷ đồng.

Chỉ tính riêng kết quả kiểm toán một số chương trình, dự án lớn như: "Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi", số tiền xử lý tài chính theo kiến nghị của KTNN đã lên tới con số "ấn tượng": 39,5 tỷ đồng; dự án Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị Bắc Thăng Long - Vân Trì: 35,5 tỷ đồng; dự án Nhà máy thuỷ điện Hàm Thuận - Đa Mi: 22,3 tỷ đồng…

Thậm chí, đã xuất hiện nhiều vụ việc sai phạm mang tính chất nghiêm trọng, gây thất thoát lớn cho NSNN. Tổng KTNN đã chuyển 2 hồ sơ cho cơ quan cảnh sát điều tra (dự án Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị Bắc Thăng Long - Vân Trì và Đề án 112) và 2 hồ sơ cho cơ quan thuế (Tổng công ty Xây dựng Sông Hồng và Tổng công ty Công nghiệp Bao bì Liksin) để kiểm tra xử lý vi phạm.

Mặc dù phát hiện nhiều vụ việc vi phạm, nhưng một chuyên gia về kế toán - kiểm toán cho biết, với số lượng lớn các công ty, tập đoàn như hiện nay thì một mình KTNN khó có thể làm xuể; có đơn vị vài năm mới được kiểm toán. Trong khi đó, chi ngân sách cần phải có cơ chế kiểm tra thường xuyên, định kỳ. Vì vậy, việc "bỏ sót" là điều có thể xảy ra.

Lý giải về nguyên nhân của tình trạng gia tăng sai phạm, ông Lê Minh Khái, Phó Tổng KTNN cho rằng, lý do nằm ở nhận thức của các cá nhân, tổ chức trong việc chấp hành các quy định về tài chính, kế toán. Hơn nữa, công tác quản lý thu, chi ngân sách vẫn còn một số bất cập, cần phải nghiêm túc xem xét.

Ví dụ, ngay trong báo cáo về đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch kiểm toán năm 2007 của KTNN cũng cho thấy, thu và chi NSNN, đặc biệt là chi thường xuyên, chi xây dựng cơ bản có vấn đề. Trong đó, nguyên số tiền thu hồi nộp NSNN các khoản chi sai chế độ là 177 tỷ đồng; các khoản nợ đọng phát hiện tăng thêm so với báo cáo của cơ quan quản lý thu NSNN cũng khá cao, như nợ đọng thuế 52 tỷ đồng, nợ đọng tiền sử dụng đất 181 tỷ đồng, nợ đọng khác 32 tỷ đồng…

Một nguyên nhân khác khiến sai phạm gia tăng liên quan tới vấn đề "hậu" kiểm toán. Cho đến thời điểm này, hầu như các kết quả của kiểm toán chỉ được đưa ra để rút kinh nghiệm là chính mà chưa có cơ chế xử lý một cách chặt chẽ. Mặc dù KTNN đã có trách nhiệm hơn trong kiểm toán tuân thủ, xác định rõ sai phạm, địa chỉ sai phạm, chỉ rõ nguyên nhân và trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xảy ra sai phạm, song trong cả 6 bản báo cáo kết quả kiểm toán được công bố trong cuộc họp báo vừa qua chỉ đơn thuần là kiến nghị với các cơ quan liên quan trong việc xử lý sai phạm mà không hề có lấy một "cái tên" cụ thể.

Liệu có sự thoả hiệp nào giữa cơ quan kiểm toán và cơ quan bị kiểm toán? Trả lời câu hỏi này của các phóng viên trong buổi họp báo, ông Vương Đình Huệ, Tổng KTNN cho biết, hiện tượng "dàn xếp" kết quả kiểm toán là có xảy ra. Theo ông Huệ, đây là một rủi ro thường trực của ngành kiểm toán, không chỉ xảy ra với các kiểm toán viên mà ngay cả những người nắm cương vị lãnh đạo của ngành. Vì vậy, ngoài việc tăng cường kiểm soát nội bộ (kể cả kiểm soát tập kết) thì một vấn đề trọng tâm được KTNN thực hiện trong năm 2008 chính là "xây dựng đội ngũ cán bộ, kiểm toán viên trong sạch, vững mạnh".

đtck

Các tin tức khác

>   Xung quanh câu chuyện lạm phát vì "bơm" tiền mua ngoại tệ: Vàng lên, "đô" xuống (01/03/2008)

>   Cần Thơ: Các chi nhánh ngân hàng đồng loạt hạ lãi suất (01/03/2008)

>   Khó đảm bảo chỉ số giá thấp hơn tăng trưởng (01/03/2008)

>   Giải pháp chống lạm phát: Đã tính đến nhiều kịch bản (01/03/2008)

>   Hoàn tất bảy cuộc thanh tra lớn (01/03/2008)

>   Giá dầu và vàng thế giới tiếp tục phá kỷ lục (29/02/2008)

>   Tuổi thọ tiền Polymer trong lưu thông có thể tới 8 năm (29/02/2008)

>   Các mức lãi suất bằng Đồng Việt Nam không có sự thay đổi (29/02/2008)

>   Thanh tra Chính phủ sẽ công khai kế hoạch thanh tra đối với các đối tượng thanh tra (29/02/2008)

>   Thu nhập doanh nghiệp - thuế suất cần hạ thấp hơn (29/02/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật