Chủ Nhật, 09/03/2008 22:23

Giá dịch vụ vận tải hàng hóa tăng mạnh

Chỉ vài ngày sau khi xăng dầu tăng giá, cước, phí dịch vụ vận tải hàng hóa tại khu vực Hải Phòng đã bắt đầu tăng giá theo. Tại nhiều bãi container, phí nâng hạ đã tăng từ vài ngày nay.

Cụ thể, phí nâng hạ container 20 feet rỗng đã tăng từ mức 84.000 VND/lượt lên mức 112.000 VND/lượt, có hàng đã tăng từ mức 168.000 VND/lượt lên mức 194.000 VND/lượt. Không riêng container 20 feet, phí nâng hạ các loại container 40 và 45 feet đều đã tăng mạnh. Trong đó, phí nâng hạ container 40 feet rỗng đã tăng trên 34.000 VND/lượt (từ 126.000 lên trên 160.000 VND/lượt). Còn phí nâng hạ container 40 feet có hàng hiện đã là gần 286.000 VND/lượt so với mức trên 250.000 VND/ lượt trước đó. Riêng phí nâng hạ container 45 feet có hàng hiện đã là trên 378.000 VND/lượt. Không chỉ vậy, tại một số bãi container đã bắt đầu thu thêm hoặc tăng phí gửi container.

Hiện chủ hàng và DN vận tải đã phải thống nhất phương án tăng cước vận tải theo hướng: chủ hàng bù cho chủ xe phần chi phí phát sinh ngoài hợp đồng vận tải do tăng giá nhiên liệu. Nếu tính tổng cộng, thì giá cước vận tải đã tăng ở mức 15-20% tùy từng DN. Tuy nhiên, theo các DN cách làm này chỉ mang tính tình thế, vì nếu giá nhiên liệu tiếp tục tăng nữa thì chưa chắc chủ hàng chịu một mình. Mà có thể sẽ yêu cầu chủ xe phải cùng chịu một phần chi phí nhiên liệu tăng thêm. Điều này sẽ gây khó khăn cho DN vận tải.

Như vậy, ngay sau khi xăng dầu tăng giá, đa phần các loại cước phí vận tải hàng hóa đã tăng theo. Theo một DN kinh doanh vận tải biển, giá cước vận tải biển nội địa khó có khả năng giảm kể cả trong trường hợp giá dầu giảm. Vì hiện tổng trọng tải của đội tàu trong nước vẫn chưa đủ phục vụ sản lượng hàng hóa trao đổi giữa hai miền. Còn đội tàu nước ngoài thì không được phép tham gia kinh doanh vận tải tuyến biển nội địa. Mặt khác, khi các loại phí như neo đậu, thuê cầu, cẩu… đều đã tăng, thì càng làm hạn chế khả năng giảm cước vận tải biển nội địa.

Việc tăng giá nhiên liệu chính là nhân tố quyết định đưa tới việc hình thành, xác lập mặt bằng giá mới cho các loại hình dịch vụ vận tải hàng hóa. Mặt bằng giá mới này cũng khó có khả năng ổn định mà có khả năng sẽ còn tiếp tục tăng nữa. Đó là dấu hiệu làm các DN kinh doanh dịch vụ vận tải nói riêng và các DN nói chung phải lo ngại.

dĐdn

Các tin tức khác

>   Nguyên phụ liệu dệt may nhập khẩu: Đâu là số thực? (09/03/2008)

>   Ngành du lịch "khát" nhân lực (09/03/2008)

>   TPHCM : Căn hộ cao cấp rớt giá mạnh (10/03/2008)

>   PTT Thường trực Nguyễn Sinh Hùng kiểm tra một số dự án trọng điểm của ngành giao thông vận tải trên địa bàn thành phố Hà Nội (09/03/2008)

>   Nuôi trồng thuỷ sản thiệt hại 147 tỷ đồng do thời tiết (10/03/2008)

>   Giá cà phê “trượt dốc”, người dân trở tay không kịp (09/03/2008)

>   Đà Nẵng: Giá cả tăng và nguy cơ phá sản của các nhà thầu xây dựng (08/03/2008)

>   ACCOR sẽ triển khai hàng loạt thương hiệu khách sạn tại VN (09/03/2008)

>   Nguy cơ EU sẽ không ưu đãi GSP cho da giày Việt Nam (08/03/2008)

>   Kết luận thanh tra tại Cục Hải quan TP.HCM: 3 vấn đề chưa thống nhất (09/03/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật