Thứ Ba, 11/03/2008 07:58

CNTT Việt Nam có thể ngang tầm khu vực vào năm 2020?

Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng cho biết, chiến lược phát triển CNTT-TT VN sẽ đi theo hai phương châm: đột phá về phát triển nguồn nhân lực CNTT-TT và nhanh chóng làm chủ thị trường trong nước, mở rộng ra thế giới.

Tại cuộc đối thoại trực tuyến ngày 29/2, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng cho biết, chiến lược phát triển CNTT-TT VN sẽ đi theo hai phương châm: Lấy phát triển nguồn nhân lực CNTT-TT có trình độ và chất lượng cao làm khâu đột phá; và Lấy việc nhanh chóng làm chủ thị trường trong nước để từng bước vững chắc mở rộng sang thị trường khu vực và toàn cầu làm khâu quyết định.

Để thực hiện mục tiêu: đến năm 2020, ngành CNTT-TT nước ta sẽ trở thành một ngành quan trọng đóng góp tích cực vào tăng trưởng GDP, đạt trình độ tiên tiến ngang bằng với các nước ASEAN, Bộ TT-TT đề ra

Để thực hiện chiến lược này, Bộ có đề xuất một số giải pháp: Nâng cao nhận thức về vai trò của CNTT-TT; Hoàn thiện cơ chế, chính sách, luật pháp; Thực hiện tốt các chiến lược và quy hoạch; Tăng cường tổ chức bộ máy quản lý của Nhà nước; đổi mới mô hình doanh nghiệp; Mở rộng và phát triển thị trường CNTT-TT; Phát triển mạnh nguồn nhân lực; Thu hút đầu tư và huy động nguồn vốn.

CNTT Việt Nam có... "ảo tưởng"?

Thứ trưởng Hồng thừa nhận, CNTT-TT của Việt Nam trong những năm qua tuy có đạt được những kết quả đáng ghi nhận, nhưng so với Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Trung Quốc,... thì vẫn còn một khoảng cách rất xa.

"So với Ấn Độ, một nước có bước phát triển ngoạn mục về công nghiệp phần mềm trong hơn 10 năm qua (doanh số 2006 gần 40 tỷ USD, chúng ta (doanh số 400 triệu USD!) chưa thể nghĩ tới việc “sánh vai” được", ông Hồng nói.

Trả lời một câu hỏi thẳng của bạn đọc, rằng: Liệu đội ngũ IT Việt Nam có "ăn to nói lớn", "ảo tưởng" khi tự đánh giá quá cao về mình, trong khi thực tế trình độ đến đâu so với khu vực, thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng cho biết: "Đa số những người tôi có dịp gặp gỡ và trao đổi đều đánh giá đúng vị thế của chúng ta hiện nay, đều trăn trở vì vị thế này còn chưa tương xứng với tiềm năng của Việt Nam. Tôi nghĩ chúng ta cũng nên lạc quan nhìn về tương lai. Nếu có được những cơ chế chính sách thu hút đầu tư tốt, phát huy các nguồn lực, có sự nỗ lực của doanh nghiệp, tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ tiến được về phía trước rất nhiều".

"Năm 2007, ngành CNTT VN có rơi vào khủng hoảng, với sự thất bại của đề án 112, nguồn nhân lực thiếu, nhiều DN đóng cửa?", Thứ trưởng bộ TT-TT khẳng định: ngành CNTT Việt Nam không khủng hoảng. Năm 2007 đúng là năm ngành CNTT gặp nhiều khó khăn.

Với trách nhiệm và nỗ lực của mình, bộ TT-TT đã xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước năm 2008 đến năm 2010, trong đó có nhiều dự án CNTT quan trọng. Bên cạnh đó Bộ cũng đang tích cực triển khai các chương trình phát triển công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung số, kế hoạch phát triển công nghiệp điện tử đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. "Tôi hy vọng, việc triển khai các kế hoạch, chương trình này sẽ góp phần đem lại những khởi sắc mới cho ngành CNTT Việt Nam trong thời gian tới".

Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam đang bị bỏ rơi?

Độc giả Phạm Huy Vũ cho rằng, ngành công nghiệp điện tử VN đang bị bỏ rơi, vì "quy hoạch, chiến lược chẳng đi vào thực tế, trên thị trường trong nước thì hàng nội bị đè bẹp"?, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng cho biết: không có chuyện "bỏ rơi" ngành công nghiệp điện tử. Đảng, Nhà nước và Chính phủ coi đây là một trong những ngành công nghiệp chủ đạo có tiềm năng phát triển rất lớn, có vị trí then chốt trong nền kinh tế hiện đại và có tác động mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp khác.

Trong các Nghị quyết Đại hội VIII cũng như Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đều đã ghi rõ nhiệm vụ ưu tiên phát triển ngành CNĐT thành ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân để thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

Ông Hồng dẫn chứng, ngày 28/2, Bộ TT-TT đã cùng phối hợp với Đại sứ quán Pháp tổ chức Diễn đàn Phát triển Công nghiệp (CN) điện tử Việt Nam, với sự tham gia của Tập đoàn STMicroelectronics. Thủ tướng Chính phủ rất quan tâm tới ngành Công nghiệp điện tử của Việt Nam và chỉ đạo Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tham dự Diễn đàn này.

Gần đây nhất, vào tháng 5/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 75/2007/QĐ-BBCVT phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp điện tử VN đến 2010 và tầm nhìn 2020. Bản Kế hoạch này đã đề ra nhiều mục tiêu, giải pháp, biện pháp, đề án, dự án cụ thể nhằm đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp này, để các sản phẩm điện tử VN không những có thể khẳng định vị trí trên thị trường trong nước mà còn tiến tới xuất khẩu. Hiện nay Bộ TT-TT đang khẩn trương triển khai các nội dung của Kế hoạch này, trong đó có Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành công nghiệp điện tử.

Quy hoạch CNTT đến đâu?

Chính phủ và Bộ TT-TT đã ban hành nhiều chiến lược, quy hoạch và chương trình phát triển BCVT và CNTT. Hiện nay đã có quy hoạch phát triển CNTT-TT của các vùng kinh tế trọng điểm, nhiều tỉnh đã phê duyệt quy hoạch trong khi chưa có quy hoạch của cả nước. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng khi có quy hoạch chung, các quy hoạch đã được duyệt sẽ phải chỉnh sửa rất nhiều gây lãng phí? Các bản quy hoạch CNTT-TT của các tỉnh thường là do Viện Chiến lược tư vấn nên rất giống nhau và kém tính khả thi?

Giải đáp các vấn đề này, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng cho rằng: Sau khi Thủ tướng Chính phủ ký các Quyết định số 51/2007/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm đến 2010, Quyết định số 56/2007/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp nội dung số đến 2010 và Quyết định 75/2007/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển Công nghiệp điện tử đến 2010 và tầm nhìn đến 2020, Bộ TT-TT đã có văn bản gửi các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn, đôn đốc nhanh chóng triển khai thực hiện các các Chương trình đã được phê duyệt.

Để tạo thuận lợi cho việc triển khai này, Bộ TT-TT cũng đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ Quy chế quản lý Chương trình phát triển CN phần mềm và Nội dung số VN đến năm 2010, dự kiến sẽ được Thủ tướng xem xét phê duyệt sớm.

Các quy hoạch phát triển CNTT-TT của 3 vùng kinh tế trọng điểm đã được Chính phủ phê duyệt làm cho giai đoạn đến năm 2010, định hướng đến 2020 và quy hoạch phát triển CNTT &TT của các địa phương cũng tập trung cho giai đoạn đến năm 2010 và định hướng đến 2020. Quy hoạch phát triển CNTT&TT Bộ đang xây dựng sẽ tập trung cho giai đoạn 2011-2020, do đó sau khi Quy hoạch này được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì phù hợp với việc các địa phương làm quy hoạch chi tiết cho giai đoạn sau 2010.

Các quy hoạch phát triển CNTT của các tỉnh chủ yếu do Viện Chiến lược tư vấn xây dựng. Các quy hoạch này có cấu trúc tương đối giống nhau vì được xây dựng căn cứ theo Nghị định 92/2006/NĐ-CP của Chính phủ và áp dụng phương pháp luận thống nhất. Tuy nhiên các quy hoạch được xây dựng căn cứ theo quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, hiện trạng CNTT&TT và khả năng huy động nguồn lực của từng địa phương nên mang tính đặc thù.

Các quy hoạch này đều đã được tổ chức lấy ý kiến của các sở ban ngành, doanh nghiệp trên địa bàn, được thẩm định theo đúng các quy định và đã được UBND tỉnh, TP phê duyệt nên có tính khả thi tương đối cao. Việc xây dựng quy hoạch xây dựng và phát triển CNTT tại các địa phương là xuất phát từ quy định của Nghị định 92/2006/NĐ-CP để đảm bảo cho chính quyền địa phương quản lý và phát triển lĩnh vực BCVT và CNTT tại địa phương.

vnn

Các tin tức khác

>   Thiệt đơn thiệt kép, DN thuỷ sản kêu cứu (11/03/2008)

>   Tập đoàn Schneider Electric tìm kiếm cơ hội đầu tư tại VN (11/03/2008)

>   Doanh nghiệp đang đứng ngồi không yên (11/03/2008)

>   Số lượng và thương hiệu (11/03/2008)

>   Việt Nam lọt vào top 5 cường quốc đóng tàu thế giới (10/03/2008)

>   Đẩy mạnh quan hệ buôn bán với Croatia (10/03/2008)

>   VASEP kiến nghị các giải pháp giải tỏa khó khăn cho DN thủy sản và nông ngư dân (10/03/2008)

>   Nâng cao giá trị tài sản doanh nghiệp bằng sở hữu trí tuệ (10/03/2008)

>   Bình Dương: 600.000 euro xây nhà máy xử lý nước thải (10/03/2008)

>   'Chưa có chỉ đạo nào về ngừng tăng giá điện' (10/03/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật