Thứ Ba, 11/03/2008 07:23

Số lượng và thương hiệu

Thông tin Việt Nam lọt vào top 30 nước xuất khẩu hàng nhiều nhất sang Hoa Kỳ, trong năm 2007 mang về trên 10,5 tỉ USD, đã làm nhiều người lạc quan trong những ngày đầu năm.

Với những mặt hàng "truyền thống" của xuất khẩu Việt Nam như cà phê, hàng may mặc, thiết bị điện và đồ trang trí nội thất, chúng ta đã vượt lên trên nhiều nước nổi tiếng về những mặt hàng này như Chile, Colombia, Philippines và Tây Ban Nha.

Nhưng trên thực tế, các con số này có tác dụng làm đẹp các bản báo cáo và vui lòng những người dễ tính nhiều hơn là mang lại những đóng góp lớn cho nền kinh tế quốc gia. Một báo cáo về quá trình 5 năm thực hiện Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) được công bố trong năm 2007 nói rằng: xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã tăng lên 8 lần kể từ khi BTA được thi hành. Báo cáo này đã nhấn mạnh: các hàng đã qua chế tác trong xuất khẩu của Việt Nam tăng lên rất nhiều. Tuy nhiên, đại bộ phận của hàng chế tác đó thực chất là hàng gia công. Theo báo cáo này, hàng may mặc chiếm hơn 50% tổng lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ. Đối với mặt hàng này, Việt Nam lại chủ yếu dựa vào nguyên liệu, phụ kiện nước ngoài. Cũng theo báo cáo này, hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ sang Việt Nam cũng tăng gần gấp đôi kể từ khi BTA có hiệu lực. Việt Nam chủ yếu nhập máy móc, thiết bị sản xuất từ Hoa Kỳ. Xuất hàng gia công và nhập về máy móc, rõ ràng hàng xuất khẩu  không thể mang lại nhiều giá trị gia tăng cho nền kinh tế.

Bên lề buổi nói chuyện của Giáo sư John Quelch, Hiệu phó trường Kinh doanh Harvard (Hoa Kỳ), diễn ra hồi tháng 2.2008, ông đã nói về vấn đề này: "Việt Nam đang nổi lên như một trong số các nước có nhiều hàng hóa xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Điều này tuy đáng mừng với các bạn, nhưng các sản phẩm đến từ Việt Nam cần phải có những thay đổi về chất lượng để khẳng định thương hiệu của mình. Trên thị trường thế giới, thương hiệu của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với hơn 200 quốc gia khác nhau". Một ví dụ được ông John Quelch đưa ra đó là Việt Nam dù đã vượt qua Colombia về sản lượng cà phê xuất khẩu vào Hoa Kỳ, nhưng chính đất nước Nam Mỹ này mới có những thương hiệu cà phê nổi tiếng được nhiều người Hoa Kỳ biết đến. Nhiều lần trong cuộc phỏng vấn, Giáo sư John Quelch nhắc đi nhắc lại về tầm quan trọng của thương hiệu sản phẩm trên thị trường xuất khẩu quốc tế. Thương hiệu và chất lượng chứ không phải là số lượng, đó là điều khẳng định vị thế của Việt Nam.

Ông Giản Tư Trung, Chủ tịch Hội đồng Quản trị trường Đào tạo doanh nhân PACE, nói: "Nằm trong những nước xuất khẩu nhiều chưa nói lên được nhiều về nền kinh tế của chúng ta. Chính giá trị gia tăng của những mặt hàng xuất khẩu mang lại mới là quan trọng. Khi bước chân ra thị trường thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam cần có tầm nhìn toàn cầu, theo tôi điều này vẫn còn thiếu. Xây dựng thương hiệu cho hàng xuất khẩu của Việt Nam phải là một phần quan trọng trong chiến lược quốc gia".

Mới đây, câu lạc bộ 500 doanh nghiệp lớn nhất của Việt Nam (VNR 500) đã ra đời, thể hiện tham vọng vươn ra trường quốc tế của các doanh nghiệp trong nước. Song trong 20 vị trí dẫn đầu của VNR 500 thì có đến 4 doanh nghiệp khai thác, sản xuất, kinh doanh dầu khí, còn lại là ngân hàng và viễn thông, không hề có một doanh nghiệp nào có thế mạnh xuất khẩu, chứ chưa nói đến việc tạo dựng được một thương hiệu cho hàng xuất khẩu Việt Nam.

tn

Các tin tức khác

>   Việt Nam lọt vào top 5 cường quốc đóng tàu thế giới (10/03/2008)

>   Đẩy mạnh quan hệ buôn bán với Croatia (10/03/2008)

>   VASEP kiến nghị các giải pháp giải tỏa khó khăn cho DN thủy sản và nông ngư dân (10/03/2008)

>   Nâng cao giá trị tài sản doanh nghiệp bằng sở hữu trí tuệ (10/03/2008)

>   Bình Dương: 600.000 euro xây nhà máy xử lý nước thải (10/03/2008)

>   'Chưa có chỉ đạo nào về ngừng tăng giá điện' (10/03/2008)

>   Thời báo Tài chính Anh: VN đã tạo nên uy tín mới (10/03/2008)

>   Hội thảo về nhu cầu hải quan Việt Nam trong WTO (10/03/2008)

>   Báo Đức: VN và Đức thắt chặt quan hệ kinh tế (10/03/2008)

>   Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam và Crôatia (10/03/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật