Thứ Hai, 10/03/2008 06:27

Bán phân thời lạm phát: Càng bán, càng lỗ

Giá vàng, xăng dầu tăng lên kéo theo giá vật tư nông nghiệp và phân bón tăng vùn vụt. Không những nông dân than khổ vì sản xuất không có lời nhiều mà các đại lý phân bón cấp 1, cấp 2 cũng đang lâm vào cảnh khốn khó, càng bán càng lỗ vốn.

“Thời gian gần đây giá tăng liên tục làm cho người bán phân bón vật tư nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Là đại lý phân bón thuốc trừ sâu cấp II, người trực tiếp bán phân bón, thuốc trừ sâu trả chậm cho nông dân, giá tăng làm cho chúng tôi khi thu nợ thì bị lỗ rất nặng…” - Anh Lương Văn Khai, đại lý phân bón cấp I tại phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng, TP Cần Thơ, một người có thâm niên 20 năm với nghề bán phân bón, vật tư nông nghiệp than dài.

Anh Khai giải thích thêm, nếu mua 10 tấn phân bón, bán ra 3 tháng sau thu nợ thì số vốn thu được chỉ còn mua 7 tấn phân thôi, mất hẳn 3 tấn vì lạm phát. Ngoài ra, việc ngân hàng siết chặt cho vay và lãi suất tăng càng góp phần làm cho các đại lý cấp II khó khăn chồng chất

Đơn cử như phân DAP nhập khẩu cách đây ba tháng bán cho nông dân 550.000 đồng/50 kg, nay thu tiền bán trả chậm từ nông dân anh phải mua lại trên thị trường với giá 850.000 đồng. Phân kali nhập khẩu cách đây 3 tháng anh Khai bán trả chậm cho nông dân giá 350.000 đồng/bao 50kg, nay thì giá trên thị trường đã lên đến 550.000 đồng bao. Với giá trượt nhanh như hiện nay thì càng bán các đại lý phân bón vật tư nông nghiệp càng lỗ.

Tại cơ sở bán phân bón Nam Phát, xã Thạnh Hoà, Châu Thành A, Hậu Giang, chị Nguyễn Thị Minh, chủ cơ sở phân bón, vật tư nông nghiệp, đại lý cấp I, cho biết: “Tình hình lạm phát đã ảnh hưởng lớn đến hệ thống phân phối phân bón, vật tư nông nghiệp. Là đại lý cấp I, không bán trả chậm phân bón vật tư nông nghiệp cho nông dân nhưng chúng tôi bị ảnh hưởng do các đại lý cấp II đuối vốn. Họ bán lỗ và vay vốn không được do ngân hàng hạn chế giải ngân và tăng lãi suất”. Dù vậy, các đại lý‎ phân bón nông nghiệp vẫn không thể không bán hàng vì đã trót theo nghề. Các đại lý vẫn phải ra hàng và nhập hàng liên tục.

Các năm trước, do giá cả tương đối ổn định, việc các đại lý cấp II bán phân bón, vật tư nông nghiệp cho nông dân với phương thức trả chậm là cach làm hai bên cùng có lợi.

Nông dân mượn vốn của đại lý cấp II tới mùa thu hoạch mới trả tiền mua phân bón, vật tư nông nghiệp. Nhiều đại lý cấp II cho rằng, nếu giá cả tiếp tục trượt dài như hiện nay, thì mùa hè thu năm 2008 có thể phương thức bán trả chậm phân bón vật tư nông nghiệp cho nông dân sẽ siết chặt lại.

Nhiều ngân hàng ở Hậu Giang, Cần Thơ trong tuần qua đã siết chặt đầu ra các khoản vay, kể cả cho vay sản xuất nông nghiệp, thương mại. Từ sau ngày 28/2, nhiều ngân hàng các tỉnh cho vay trở lại nhưng nhiều đại lý phân bón cho rằng muốn vay tiền vẫn còn khó khăn lắm, chưa nói giá cho vay đã tăng lên hơn trước đây.

Bà Nguyễn Thị Kim Khanh, Phó Giám đốc Ngân hàng ngoài quốc doanh VPBank tại Cần Thơ cho biết, từ 29/2, VPBank đã cho vay sản xuất và thương mại trở lại, hồ sơ vay nhiều nhưng VPBank xét và cho vay tùy đối tượng và nhu cầu. Giá lãi suất tăng lên từ 1,3 đến 1,6%/tháng, tuỳ vào thời gian vay. Không chỉ ở ngân hàng này mà nhiều ngân hàng khác đang siết đầu ra nên người sản xuất và thương mại gặp khó. Do nhu cầu vốn lớn, ngân hàng cho vay và giải ngân chưa đáp ứng nhu cầu cần của các doanh nghiệp.

vnn

Các tin tức khác

>   Tình hình thị trường bất động sản: Địa phương chậm báo cáo! (10/03/2008)

>   Để nông thôn ngày càng phát triển (10/03/2008)

>   90% tàu thuyền đánh bắt vẫn nằm bờ (10/03/2008)

>   1.000 tỷ xây dựng nhà ga cảng hàng không Cần Thơ (09/03/2008)

>   Sản lượng điều giảm 30% so với dự kiến (09/03/2008)

>   Bàn giao tàu hàng trọng tải 20.000 tấn (09/03/2008)

>   Doanh nghiệp Việt Nam-Đức ký các hợp đồng trị giá 2,4 tỷ USD (09/03/2008)

>   Giá dịch vụ vận tải hàng hóa tăng mạnh (09/03/2008)

>   Nguyên phụ liệu dệt may nhập khẩu: Đâu là số thực? (09/03/2008)

>   Ngành du lịch "khát" nhân lực (09/03/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật